Ấn phẩm “Khám phá những bí mật của bàn tay” của bác sĩ J. Ranald được nhà xuất bản Sầm Giang ấn hành bản Việt ngữ năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách còn nguyên bìa gáy gốc, sách dày 302 trang, lõi sách rất đẹp.
Trong một ngày nào đó, thoạt tiên người của một vòm trời quả địa cầu được chứng kiến hiện tượng nhật thực. Thế là người ta bắt đầu để ý một cuộc nghiên cứu. Hay nói một cách tế nhị hơn, người ta tìm hiểu hiện tượng nhật thực qua các ống kính, nghĩa là trên phương diện khoa học. Tuyệt nhiên người ta không nghĩ gì về chiêm tinh, người ta chỉ nghĩ về thực trạng đương nhiên xảy ra mà không cho là do huyền vi của tạo hoá. Hay nói một cách thông thường hơn, người ta quan niệm chỉ có hành tinh này hay hành tinh khác, mà không có mảy may nào có thể gọi là thiêng liêng là tạo hoá. Người ta phủ nhận thiêng liêng trước sức bành trướng mãnh liệt của khoa học. Những dụng cụ được bày ra, những vị trí quan sát được sắp đặt, mà hiện tượng sẽ phải xảy ra đúng theo thước tấc của thời gian đo được. Vô tình người ta quên mất nhật thực hay nguyệt thực, từ trước, đã được "tiên tri" rất lâu trước khi các nhà bác học, môn đệ trung thành của khoa học, chào đời . Phải chăng đây là một trường hợp quán thông, hay thấu triệt vị lai mà một nhà "tiên tri" nào đó đã nói ra. Và lời nói ấy được coi như một lẽ quá đầy đủ để hướng dẫn các nhà bác học hiện tại trải qua hàng vạn cây số đến nơi quan sát? Không phải như thế đâu. Những người sống trong thời đại ống kính và công thức học này chỉ muốn có những lời giải đáp của hiện tượng ấy qua ống viễn kính mà tuyệt nhiên không bằng lòng để người ta gán cho mình danh từ "bốc đồng". Họ, tất cả đều không thể và không khi nào coi quan trọng lời tiên liệu của những người mà họ xem là "bốc đồng" là quàng xiên, nhất là khi được nghe một lời tiên tri về ngày tận thế. Tuy nhiên, những vị này cũng như hàng triệu vị khác đều đã phải chấp nhận sự tiên liệu chính xác và đầy đủ chi tiết về phần bóng tối do mặt trăng gây ra để đem lại hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực. Do đó, trong những phạm vi khác của khoa học, sự tiên liệu (hay tiên tri cũng thế) đã nghiễm nhiên trở thành sự việc thông thường. Cho nên người ta thừa nhận hết đêm thì sang. Người ta cũng đồng chấp nhận khí hơi sẽ bốc cháy, nếu ta để diêm quẹt cháy gần ngọn khí hơi đã vặn mở. Người ta cũng không lấy làm lạ khi cây viết chì của ta trừ trên tay sẽ rơi xuống đất nếu ta buông thả nó. Như thế, có nghĩa là mọi người trong chúng ta, không riêng gì những nhà bác học hay những nhà tiên tri,đều lập lại một sự việc xảy ra theo sự tiên liệu về tính cách liên tục hẳn nhiên của nó. Người khoa học vẫn không thể đi xa hơn thế. Những lời tiên liệu của họ căn cứ trên những phép toán phức tạp, những phép toán ấy cũng phải dựa vào những sự đã quan sát. Về mặt lý thuyết, ngay nhà bác học hay nhà thiên văn học cũng không hơn gì chúng ta, họ vẫn không có một ước đoán dứt khoát về ngày mai của mặt trời sẽ ra sao, có mọc đúng như hôm nay, hay trái lại. Vì rằng những công thức số học của họ, chỉ diễn tả sự có thể có của một sự việc gì sẽ xảy ra mà tuyệt nhiên không xác nhận một cách chắc chắn một việc gì đó sẽ phải xảy ra đúng hay sai với sự việc đã xảy ra. Những con số thống kê của họ chỉ cho phép họ chấp nhận hay bác bỏ mà thôi.