KIỀU THANH QUẾ

KIỀU THANH QUẾ

KIỀU THANH QUẾ

Kiều Thanh Quế (1917-1947) là một nhà văn, dịch giả, nhà phê bình có uy tín của miền nam và cũng là người có công đầu xây dựng nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20. Ông có các bút danh khác như : Mộc Khuê, Quế Lang, Tô Kiều Phương, Nguyễn Văn Hai. Thuở nhỏ, Kiều Thanh Quế học Tiểu học tại Bà Rịa, sau đó lên Sài Gòn học tại trường Trung học Pétrus Ký và cũng bắt đầu hoạt động trong các tổ chức yêu nước. Tốt nghiệp văn bằng Thành Chung (Diplôme d’Études  Complémentaires) - tương đương với Tốt nghiệp Trung học Đệ Nhất Cấp khi ấy, ông đi dạy học tại Tư thục Nguyễn Văn Khuê, nhưng chỉ được hai năm, Kiều Thanh Quế xin nghỉ dạy. Tình hình lúc bấy giờ, không khí đấu tranh sôi động của nhân dân Nam bộ đã nhen nhóm những tình cảm yêu nước trong tính cách và tâm hồn của chàng trai đất đỏ miền Đông. Định mệnh đã gắn chặt Kiều Thanh Quế với con đường nghệ thuật khi những truyện ngắn đầu tay được đăng trên tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy vào những năm 1929 với bút danh Quế Lang.

Ông bị thực dân Pháp quản thúc tại Bà Rá, một thời gian sau chuyển về Cần Thơ. Điều đó không làm tắt ngọn lửa yêu nước và nhiệt tình đối với nền văn học dân tộc trong ông mà nó càng thôi thúc sự đấu tranh và sáng tạo. Mặc dù sống giữa vòng kìm kẹp của mật thám, Kiều Thanh Quế vẫn dõi theo những bước đi của nền văn học và có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền phê bình còn non trẻ lúc bấy giờ.

Nhóm Tây Đô ra đời với những thành viên có uy tín trong làng văn làng báo thời bấy giờ như Giáo sư Nguyễn Văn Kiết (tức Tây Đô Cát Sĩ), Bác sĩ Lê Văn Ngôn (em nhà nghiên cứu Lê Thọ Xuân), Tố Phang, Trúc Đình và Kiều Thanh Quế lúc này đang bị quản thúc tại Cần Thơ. Với sự giúp đỡ của các thành viên nhóm Tây Đô, Kiều Thanh Quế có nhiều thuận lợi trong công việc phê bình văn học vốn là niềm đam mê lớn nhất của ông. Đây cũng là thời kỳ viết sung sức nhất trong quãng đời sáng tạo ngắn ngủi của Kiều Thanh Quế.

Trong sự bề bộn của đời sống văn học đầu thế kỷ XX, Kiều Thanh Quế đã chọn tờ tạp chí Tri Tân để cộng tác. Trong thời gian cộng tác với tạp chí Tri Tân, khoảng năm 1943-1944, Kiều Thanh Quế từng cùng Ngươn Long - đại diện Nhà xuất bản Đức Lưu Phương - ra thăm Hà Nội. Sau ông phải nhờ cụ Nguyễn Văn Tố mua giúp vé tàu về Nam. Qua Huế, ông ghé thăm nhà văn hóa Phạm Quỳnh, nguyên chủ bút Nam phong tạp chí. Khi Kiều Thanh Quế trở về Sài Gòn thì chính nơi đây cũng bị đánh bom. Ngay sau đó ông trở về quê. Trong thời gian này, ông vừa tiếp tục cộng tác viết bài cho tạp chí Tri Tân vừa gấp rút hoàn thành các sách chuyên khảo như Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa tả thiệt xã hội, Cuộc vận động cứu nước trong Việt Nam vong quốc sử…

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Kiều Thanh Quế hăng hái tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đến khoảng nửa sau năm 1946, Ung Ngọc Ky nhờ Kiều Thanh Quế xuống Nam Bộ và chuyển tài liệu cho Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Viện Văn hoá kháng chiến và Sở Giáo dục Nam Bộ. Tại Đồng Tháp Mười, Kiều Thanh Quế gặp họa sĩ Lương Đông, nghệ sĩ Khương Mễ và phụ giúp cho báo Độc lập của Kỳ bộ đảng Dân chủ. Ngay sau đó Hoàng Xuân Nhị lại giao nhiệm vụ cho Kiều Thanh Quế trở về quê nhà thu thập tài liệu để sau này biên soạn lịch sử kháng chiến.

Ông hy sinh năm 1947 giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ và bút lực đang dồi dào.

 

  • Các tác phẩm:
  • Hai mươi tuổi (tiểu thuyết, 1940)
  • Ðứa con của tội ác (truyện ngắn)
  • Ba mươi năm văn học (phê bình, 1941)
  • Phê bình văn học (1942), Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam (1943)
  • Ðàn bà và nhà văn (1943)
  • Học thuyết Freud (khảo luận, 1943)
  • Thi hào Tagore (khảo luận, 1943)
  • Một ngày của Tolstoi (khảo luận)
  • Cuộc vận động cứu nước trong Việt Nam vong quốc sử (1945)
  • Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa tả thiệt xã hội (1945)

CUỘC TIẾN HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM

Ấn phẩm “Cuộc tiến hoá văn học Việt Nam” của tác giả Kiều Thanh Quế được nhà xuất bản Hoa Tiên tái bản vào năm 1969. Ấn bản đang có mặt tại Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, ruột sách đầy đủ, người sở hữu trước đã bấm ghim vào sách, lõi sách chắc chắn.  “Cuộc tiến hoá của văn học Việt Nam” là hình ảnh của con đường diễn tấn của văn học nước ta từ buổi phôi phai đến thời cận đại.  Cuốn sách này của riêng nó có tính cách một cuộc trình bày những nhận xét mộc mạc của tác...
0972 873 962