ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: DVTSLQD
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch giả: Lê mạnh Liêu
Năm xuất bản: 1973
Số trang: 700

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Đại Việt Thông Sử” của tác giả Lê Quý Đôn được dịch giả Lê mạnh Liêu dịch sang chữ Quốc ngữ, sách do nhà xuất bản Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành năm 1973. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách còn nguyên bìa gáy, lõi sách rất đẹp, có nguyên văn chữ Hán phục vụ cho công việc nghiên cứu văn bản gốc.

CÁC LỆ CHÉP THÔNG SỬ NÀY 

1. Nay soạn bộ Sử này, chép tự thời vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế, cho đến hết thời vua Cung Hoàng, làm Bản Kỷ, làm Chí, làm Liệt truyện. 

2. Vua Thái Tổ bắt đầu binh tự năm Mậu Tuất (1418), đến năm Mậu Thân (1428) lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Tự năm Ất tỵ (1425) đã dựng Trần Cao làm vua, đặt niên hiệu là Thiên Khánh đến duy trì lòng dân. Đó chỉ là việc quyền biến trong một thời, cũng như việc vua Cao Tổ nhà Hán tôn Nghĩa đế làm vua; nhà Đường dựng Đại Vương lên ngôi vua; và vua Thái Tổ nhà Minh theo dùng lịch Long Phượng Hàn Lâm Nghê. Thời đại tuy khác, nhưng cũng cùng chung một ý chí. Vậy thì cần gì phải kiêng cữ giấu giếm. Nay Sử này chéo về Trần Cao thì chép là Trần Chủ Cao (chúa nhà Trần tên là Cao); khi Trần Cao chết thì chép chữ “tồ” để biểu hiệu là vua này không phải là vua vậy; chép về niên hiệu Thiên Khánh, thì chú thêm 2 hàng để khỏi mất sự thực. 

3. Các tên thuỵ hiệu đều chép tự khi vua mới lên ngôi làm căn cứ. Tự sau, các triều có tăng thêm, trùng điệp phiền phức, nay đều không chép. 

4. Vua Uy Mục tuy vô đạo, nhưng là vua; là anh. Vua Tương Dực mượn tiếng đại nghĩa để khởi binh, nhưng là bầy tôi; là em. Em không thể bức hiếp anh, bầy tôi không thể phản vua. Thế mà việc này Sử cũ chép: cử nghĩa binh. Như vậy có thể làm phương hại đến danh giáo. Nay Sử này chép: Nguyễn Văn Lang khởi binh, tôn phụng Giản Tu làm vua. Về phần dưới thì chép “Giản Tu giết vua” để tỏ danh phận vua và tôi. 

0972 873 962