LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: LTHCLC1992
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội
Năm xuất bản: 1992
Số trang: Trọn bộ 3 tập
GIÁ BÁN: 1.500.000₫

Giới thiệu sách

Bộ sách “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” của tác giả Phan Huy Chú do tổ phiên dịch của Viện sử học Việt Nam phiên dịch và chú giải. Sách được nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội ấn hành năm 1992. Bộ sách đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Sách gồm 3 tập, ở phiên bản này bộ sách chỉ được in hoàn toàn bằng tiếng Việt và không có nguyên văn chữ hán để tra cứu.

Phan Huy Chú tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, quán xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Nghệ An (Nay là Can Lộc thuộc Hà Tĩnh), sinh năm 1782 vào cuối niên hiệu Cảnh Hưng đời Lê Mạt. Có thể nói, về mặt công danh sự nghiệp của Phan Huy chú không có nhiều điều nổi bật nhưng sự nghiệp văn chương lại đồ sộ và thân danh của Tiên sinh còn tồn tại mãi với những tác phẩm bất hủ, như: Lịch Triều Hiến Chương, Hoa Thiều ngâm lục, Hoa trình tục ngâm, Dương trình kỷ biên...được học giới trong nước suy cầu và đời đời sùng thượng. 

Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí ở ấn bản này gồm 3 cuốn: 

- Cuốn 1 Dư địa chí nhân vật chí quan chức chí, sách dày  600 trang,

- Cuốn 2 Binh Chế chí văn tịch chí quan chức chí sách dày 420 Trang,

- Cuốn 3 lễ nghĩa chí khoa mục chí quốc dụng chí và hình luật chí sách dày 420 trang. 

Học vấn uyên bác và tinh thần tiến bộ siêu việt của Phan Huy Chú được nhận thấy qua nội dung phong phú của bộ Lịch Sử Hiến Chương Loại Chí mà tác giả đã dày công biên tập theo đường lối của học phái Bách Khoa Tùng Thư xuất hiện trong lịch sử văn chương Pháp vào hậu bán thế kỷ thứ XVIII với một phương pháp rất tinh vi, khoa học, được tác giả trình bày qua mục phàm lệ viết ở đầu sách. Đọc qua mục này, ta nhận thấy tác giả không nhưng có óc khách quan, thực tế trong công việc sưu tập và trình bày  các tài liệu cũ mà còn có khiếu phê bình xét đoán, hay cân nhắc giá trị của từng văn kiện, từng chế độ và sự kiện lịch sử. 

0972 873 962