Ấn phẩm "Năng lực tinh thần" của tác giả Henri Bergson, sách do dịch giả Cao Văn Luận phiên dịch, được nhà xuất bản Đại Học Huế ấn hành lần thứ nhất năm 1962. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sách nguyên bìa gáy, ruột bị mọt ăn một lỗ lớn nhưng rất may không bị ảnh hưởng đến chứ. Sách dày 150 trang, ruột đầy đủ trang.
Henri Bergson, cây đại thụ của triết học thế kỷ 20, đã cắm một cột mốc mới cho khoa học nghiên cứu tinh thần con người: nghiên cứu trực giác. Sau sự bùng nổ của thời đại lý tính khởi từ thế kỷ 18, các triết gia như Bergson nhận thấy có những miền đất xa lạ của linh hồn, của các hiện tượng tâm linh mà cái nhìn duy lý không thể chạm đến.Cảm giác mơ hồ của ý thức, chứng quái ảo trong giấc mộng, hiện tượng hình ma người sống, chứng mất nhân cách, những ảo tưởng của óc não,… là những hiện tượng xuất hiện phổ biến, nhưng lại thường xuyên bị tư duy duy lý phớt lờ, bỏ qua. Bergson muốn nhấn mạnh rằng chính những hiện tượng thuộc về trực giác đó (đôi khi ông gọi là thấu thị hay viễn cảm) mới là cánh cửa quan trọng để đi vào và khám phá thế giới tinh thần con người.
Năng lực tinh thần gồm những bài viết về các hiện tượng tinh thần kể trên, tuy rất khác nhau nhưng bao quát tương đối đầy đủ các lĩnh vực mà Bergson từng nghiên cứu sâu rộng. Và bằng những giới thuyết mạch lạc, kết hợp với các thành tựu của khoa sinh lý, vật lý, Bergson cho mọi người thấy rằng, phương diện trực giác trong các hiện tượng tinh thần đó tuy khó nắm bắt, nhưng không hề mơ hồ, trái lại nó hoàn toàn có thể và cần thiết được nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học chặt chẽ và
TÁC GIẢ: Henri Bergson (1859-1941) là nhà triết học, nhà văn người Pháp.
Năm 1889, ông bảo vệ luận án tiến sĩ về Các dữ kiện trực cảm của ý thức. Năm 1900, ông được bổ nhiệm làm chủ nhiệm bộ môn Triết học Hy Lạp trường College de France. Năm 1914, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp và trở thành chủ tịch Viện Hàn lâm các khoa học chính trị và đạo đức.
Bergson đoạt giải Nobel Văn học năm 1927.
Một số công trình tâm lý học tiêu biểu của Bergson:
– Matière et mémoire (Vật chất và ký ức, 1896)
– L’Evolution créatrice (Tiến hóa sáng tạo, 1907)
– L’Energie spirituelle (Năng lực tinh thần, 1919)
– Les deux sources de la morale et de la religion (Hai nguồn của luân lý và tôn giáo, 1932)
– La pensée et le mouvant (Tư tưởng và chuyển động, 1934)