NẺO VỀ CỦA Ý - ẤN BẢN AN TIÊM

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: NVCYpre75
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: An Tiêm
Năm xuất bản: 1972
Số trang: 289

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Nẻo về của ý” của tác giả thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhà xuất bản An Tiêm tái bản lần ba năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách đóng bìa xưa, còn bìa gốc, không bị cong, rách, sách dày 289 trang, lõi sách rất đẹp. 

“Hãy tưởng tượng một con đường lên núi theo đường trôn ốc, và người leo núi đi rất thảnh thơi, không có cảm tưởng mình đang leo núi, quên rằng mình đang leo núi. Đường có hoa thơm cỏ lạ. Đến đỉnh nhìn xuống mới biết mình đã leo tới đỉnh núi. Khi xuống cũng vậy, mình đi theo đường trôn ốc xuống núi. Cấu trúc của “Nẻo về của Ý” cũng thế, không thực sự là cấu trúc mà cũng là cấu trúc” 

Đây chính là lời tựa cho cuốn sách “Nẻo về của ý” được sư ông Thích Nhất Hạnh chắp bút. Quả thật khi đọc cuốn sách này ta như được bình thản thưởng thức một bài thơ tuyệt đẹp, trong bài thơ ấy hiện lên những nét về tuyệt đẹp về núi rừng, thể hiện được trí huệ của tác giả từ những trải nghiệm thực sự không đời sống. Bằng một ngòi bút nhẹ nhàng, giàu yêu thương và đầy chất thơ. Sư ông nắm tay ta cùng dạo bước trên những thảm cỏ xanh nơi chân núi rồi từng bước một, cùng ta rất thảnh thơi, an lạc theo đường trôn ốc lên tới đỉnh núi. Thong dong thưởng thức cảnh vật, tâm bình an và an lạc được khai mở. Con đường đi ấy cũng chính là thiên kí sự về hành trình trưởng thành của Sư ông. Sau những nỗ lực đem những lý tưởng của đạo Phật để hiến dâng cho đời nhưng bất thành, Sư ông đã cùng với những người bạn của mình đã lập một khu tĩnh cư trên vùng Đại Lão đặt tên là Phương Bối Am. Đây là nơi để chữa lành những vết thương và cũng là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp tâm, thân, trí mình cho một cuộc hành trình khác. 

Sư ông hiểu được rằng hoàn cảnh xung quanh đã ảnh hưởng tới lớn lao tới chúng ta, và cũng chính nó tạo ra một cái tôi không phải của bản thân mình mà đó là cái tôi xã hội. Và để rồi, như Sư ông đã viết những ngày còn trẻ: “Dù thực sự có thiêu huỷ anh, anh cũng phải bám víu vào sự thực”. Phải rồi, tìm thấy sự thực chưa chắc đã làm tìm thấy hạnh phúc nhưng cuối cùng ta vẫn phải đánh đổi để sống trọn vẹn đời mình. Mà hành trình đi tìm cái tôi chân thực của mình chính là hành trình như thế, chẳng dễ dàng chút nào. 

Khi đã tìm ra được bản ngã của mình rồi, Sư ông nhận ra rằng “có-không”, “được - mất”, “sinh-tử” đều là những sáng tạo phẩm của nhận thức, do đó, có cũng không hẳn là có mà không cũng không hẳn là không. 

Đọc “Nẻo về của Ý” ban đầu ta thấy thích thú với những chuyện kể đời thường, dung dị giàu chất thơ, chính những điều giản dị, bình thường ấy, Sư ông đã thành công trong việc đưa ta về với sức mạnh tuệ giác, với ánh sáng của giác ngộ. 

0972 873 962