NGỤC TRUNG THƯ

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: NTTDTN
Tác giả: Phan Bội Châu
Dịch giả: Đào Trinh Nhất
Nhà xuất bản: Tân Việt
Năm xuất bản: 1950
Số trang: 76
GIÁ BÁN: 500.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Ngục Trung Thư" nguyên hán văn của cụ Phan Bội Châu bản dịch của cụ Đào Trinh Nhất, sách do nhà xuất bản Tân Việt ấn hành. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, sách dày 76 trang, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. 

Ngục Trung Thư là một bản văn do Phan Bội Châu viết lúc ở tù tại Quảng Châu năm 1913. Sách thuật lại chí hướng và những hoạt động cách mạng trong thời gian lưu vong của ông trước đó, cùng nhắn gửi những người cùng chí hướng. Sách được in lần đầu tiên năm 1914 và tái bản năm 1938. Nguyên tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sau này được Đào Trinh Nhất dịch ra tiếng Việt, Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn phát hành năm 1950.

Lời tựa của Đào Trinh Nhất:

"Năm 1913, Phan Sào Nam tiên sinh đang ở bên Tàu, bỗng bị Ðô đốc Quảng Ðông là Long Tế Quang vừa ham lợi, vừa sợ oai, bắt tiên sinh hạ ngục và toan giải giao cho chính phủ thuộc địa Ðông Dương. Nếu không có những bạn cách mạng Trung Hoa nhất là Hồ Hán Dân cứu khỏi, thì tiên sinh đã bị bắt về nước hơn 12 năm kia rồi. Lúc ở trong ngục Quảng Châu, tiên sinh thái nhiên viết ra tập sách tuyệt mạng, tựa là Ngục Trung Thư, tự thuật về việc mình bôn tẩu quốc sự mấy mươi năm, lời lẽ rất là thành thật, bi tráng. Ðến văn chương hay thì khỏi phải nói. Anh em Việt Nam đồng chí ở Tàu năm 1914, từng đem xuất bản 1 lần. Năm 1938 lại mới in 1 lần nữa. Ai cũng phải nhìn nhận tập văn có giá trị, cả về lịch sử và văn chương. Chúng tôi dịch ra đây để cống hiến đồng bào xem cho biết tiên sinh hoạt động cách mạng ở hải ngoại gian nan nguy hiểm ra sao. Ðộc giả đọc sẽ thấy bậc người tài học và khảng khái như tiên sinh, 20 năm về trước bôn tẩu quốc sự, có thanh danh trọng vọng biết bao, thế mà vẫn cứ giữ đức tự trọng tự khiêm, đến đỗi tự cho mình là ngu, là dở, ấy chính là chỗ trì thủ cao thượng của nhà chí sĩ cựu học, và tiên sinh là người khiến cho chúng ta đáng kính, không lấy sự thành bại luận anh hùng, cũng chính vì chỗ trì thủ đó vậy..."

0972 873 962