NGUYỄN THẾ ANH

NGUYỄN THẾ ANH

NGUYỄN THẾ ANH

Nguyễn Thế Anh sinh năm 1936 tại Lào. Ông là một sử gia người Việt, giáo sư đại học nổi tiếng nước Pháp Paris-Sorbonne. Cha ông quê ở Hưng Yên, mẹ ông quê ở Nam Định.

Trong suốt thời thơ ấu, Nguyễn Thế Anh chỉ có vài tháng dừng chân ở Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội khoảng năm 1941-1942, ông theo cha mẹ bôn ba nhiều hơn khắp đất Lào, đất Thái. Biến động xã hội toàn khu vực Á Đông khiến việc học bị gián đoạn một thời gian dài; sau khi từ Thái Lan trở lại Lào, Nguyễn Thế Anh vào trường Pháp học Pháp văn, Latin thay vì tiếng mẹ đẻ. Năm 20 tuổi ông giành tài trợ sang du học ở Pháp. 

Là một giáo sư có tiếng tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 1966 đến 1969, sau đó ông chịu trách nhiệm cho môn Sử học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn từ 1969 cho tới 1975, chủ biên tập san Sử địa. Trong vai trò Phó Khoa Trưởng Học Vụ, ông cũng là người chịu trách nhiệm soạn thảo chương trình tiến sĩ văn khoa Việt Nam, vốn bị xoá bỏ từ năm 1919 dưới thời Pháp thuộc.

Rời Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 04/1975, ông tham dự trung tâm Centre National de la Recherche Scientifique, Paris, Pháp với tư cách là một giám đốc nghiên cứu sau khi đi làm việc với tư cách học giả tại viện Institute of Southeast Asian Studies, Singapore và giảng viên tại Đại học Harvard. Năm 1991, ông được chỉ định làm giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Văn hóa bán đảo Đông dương (History and Civilisations of the Indochinese Peninsula) tại trường École Pratique des Hautes Études và Đại học Sorbonne. 

Năm 1991, Giáo sư Nguyễn Thế Anh giữ ghế Giám Ðốc Trung Tâm Lịch Sử và Văn Minh Ðông Dương (Centre d’Histoire et Civilisations de la Peninsule Indochinoise) tại Ecole Pratique des Hautes Etudes (EPHE), Paris-Sorbonne, và vào ngạch Giáo Sư Thực Thụ từ năm 2005. Ông về hưu năm 2008.

Từ sau năm 1975, ông có đôi lần về Việt Nam theo lời mời với nội dung trao đổi khoa học. Năm 2013-2014, tại Paris diễn ra triển lãm quy mô lớn mang tên “Indochine: Des territoires et Des Hommes, 1856-1956” [Đông Dương: Đất và Người, 1856-1956]. Giáo sư Nguyễn Thế Anh được học giới Pháp quốc tín nhiệm là người đứng đầu hội đồng khoa học của sự kiện 100 năm Pháp-Việt này.

 

  • Các tác phẩm:
  • Bibliographie critique sur les relations entre le Viêt-Nam et l'Occident. (Thư mục phê bình về các mối quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây). Paris, 1967.
  • Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn. Sài Gòn, 1968.
  • Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ. Sài Gòn, 1970.
  • Phong trào kháng thuế miền Trung năm 1908 qua các châu bản triều Duy Tân. Sài Gòn, 1973.
  • The withering days of the Nguyen Dynasty. Singapore, 1978.
  • Le Đại Việt et ses voisins. Paris, 1990.
  • Monarchie et fait colonial au Viêt-Nam (1875-1925). Le crépuscule d'un ordre traditionnel. (Chế độ quân chủ và sự kiện thuộc địa ở Việt Nam (1875-1925): Buổi hoàng hôn của một trật tự truyền thống). Paris, 1992.
  • Notes sur la culture et la religion en Péninsule indochinoise. Paris, 1995.
  • Guerre et paix en Asie du Sud-Est. Paris, 1998.
  • Trade and navigation in Southeast Asia (14th-19th centuries). Paris, 1999.
  • L'Asie Orientale et Méridionale aux XIXe et XXe siècles. Paris, 1999.
  • Parcours d’un historien du Viêt Nam. Recueil des articles écrits par Nguyễn Thế Anh. Paris, 2008.
  • Việt Nam. Un voyage dans son histoire. Paris, 2009.
 

LỊCH SỬ HOA KỲ - ẤN BẢN CÓ BÚT TÍCH CỦA DỊCH GIẢ

Ấn phẩm "Lịch sử Hoa Kỳ" của tác giả Franck L.Schoell, sách do dịch giả Nguyễn Thế Anh phiên dịch, được nhà xuất bản Việt Nam khảo lược dịch xã ấn hành năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, chữ rõ. sách được bọc cẩn thận, dày 604 trang, lõi sách chắc chắn, sách có thủ bút, chữ ký và lời đề tặng của dịch giả. Lich sử, cốt lõi là dòng chảy của những sự kiện đan kết nhau một cách liền lạc. Đất nước và dân tộc Hoa Kỳ - nếu so với một...

KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM DƯỚI CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN - ẤN BẢN ĐẶC BIỆT

Ấn phẩm "Kinh Tế và xã hội Việt Nam dưới các vua Triều Nguyễn" do tác tác Nguyễn Thế Anh biên soạn, sách được nhà xuất bản Trình Bày ấn hành lần thứ nhất năm 1968. Ấn ản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng còn nguyên bìa gáy, sách dày 300 trang, ruột sách đẹp, số trang đầy đủ. Sách là bản đặc biệt, chỉ in giới hạn dành cho người sưu tầm hoặc tác giả, nhà xuất bản dành tặng. Giấy trắng dày, lõi sách chắc chắn.  Dù không đề cập tất cả mọi khía cạnh của kinh tế và xã...

KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM DƯỚI CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN - ẤN BẢN ĐẶC BIỆT

Ấn phẩm "Kinh Tế và xã hội Việt Nam dưới các vua Triều Nguyễn" của tác giả Nguyễn Thế Anh biên soạn, do nhà xuất bản Lửa Thiêng ấn hành năm 1971. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản in lần thứ hai. Sách có tình trạng đầy đủ bìa trước, bìa sau, gáy sờn nhẹ. Sách là bản đặc biệt chỉ in giới hạn cho nhà sưu tầm yêu thích sách đẹp, hoặc cho nhà xuất bản, tác giả đi tặng bạn bè thân hữu, giấy trắng dày, lõi sách chắc chắn. Dù không đề cập tất cả mọi khía cạnh của kinh...

KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM DƯỚI CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN - ẤN BẢN LẦN ĐẦU

Ấn phẩm "Kinh Tế và xã hội Việt Nam dưới các vua Triều Nguyễn" do tác giả Nguyễn Thế Anh biên soạn, được nhà xuất bản Trình bày ấn hành lần thứ nhất năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng còn nguyên bìa gáy, sách dày 300 trang, lõi sách chắc chắn, ruột sách đẹp và đầy đủ trang. Dù không đề cập tất cả mọi khía cạnh của kinh tế và xã hội Việt Nam, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn cũng đã đặt một trong những viên gạch đầu tiên cho sự...

PHONG TRÀO KHÁNG THUẾ MIỀN TRUNG NĂM 1908 QUA CÁC CHÂU BẢN TRIỀU DUY TÂN

Ấn phẩm "Phong trào kháng thuế miền trung năm 1908 qua các châu bản triều Duy Tân" do tác giả Nguyễn Thế Anh biên soạn. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách dày 190 trang, đầy đủ bìa gáy, ruột, lõi sách chắc chắn. Phần lớn hiểu biết ngày nay có được về cuộc dân biến năm 1908 tại miền Trung đã được cung hiến bởi sự tường thuật của cụ Huỳnh Thúc Kháng, một trong những lãnh tụ của phong trào Duy Tân vào đầu thế kỷ XX. Trong khi ấy, văn khố của triều Nguyễn...
0972 873 962