Nhà nghiên cứu, phê bình Nguyễn Trọng Văn sinh ngày 01/08/1941 tại Hà Nội, theo gia đình vào Nam năm 1952. Ông là thạc sĩ triết học, nguyên giảng viên Trường đại học Văn khoa Sài Gòn.
Ông là trợ giảng của giáo sư Trần Thái Đỉnh ở chứng chỉ lịch sử triết học Tây phương, nhưng lại viết bài nêu ra những hạn chế trong công trình Triết học hiện sinh của thầy.
Sau ngày hòa bình, thầy Nguyễn Trọng Văn tiếp tục làm việc ở khoa triết học Trường đại học Tổng hợp. Vừa giảng dạy và nghiên cứu, vừa tham gia sinh hoạt ở Hội Trí thức yêu nước, thầy không nguôi thao thức, băn khoăn về thời cuộc.
Ngày 06/06/1971, phong trào Tự trị đại học tổ chức buổi nói chuyện cho sinh viên tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, và diễn giả là ông Nguyễn Trọng Văn, với đề tài “Phạm Duy đã chết như thế nào?”. Cuộc nói chuyện gây cú sốc khá mạnh cho một số đối tượng, sớm lan tỏa rộng rãi và gây được chấn động trong dư luận.
Năm 1980, thầy lại có một bài thuyết trình gây chấn động: “Diễn biến tư tưởng của trí thức tại chỗ sau 1975”. Với sự nhạy cảm, tác giả đã nói rất sớm những mâu thuẫn của xã hội buổi giao thời mà người trí thức luôn là chứng nhân trung thực. Dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thầy vẫn không rời bục giảng cho đến ngày về hưu. Chín năm nay, sau một cơn tai biến, sức khỏe sa sút, hằng ngày thầy vẫn ngồi trước máy tính, lên mạng kết nối với người thân, bạn bè.
Ông mất ngày 23/06/2013, bị yếu sức vì đột quỵ ở ngôi nhà T6 đường Hồng Lĩnh, cư xá Bắc Hải, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Các tác phẩm:
- Phạm Duy đã chết như thế nào? (Văn Mới, 1971)