NGUYỄN VĂN MẠI

NGUYỄN VĂN MẠI

NGUYỄN VĂN MẠI

Nguyễn Văn Mại (1853-1945), tự Tiểu Cao, hiệu Lô Giang; quê tại làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Ông là danh sĩ, đại thần cuối triều Nguyễn. Thuở nhỏ ông học tại làng, sau học tại trường Đốc Thừa Thiên, năm Giáp thân 1884 thì đỗ Thủ khoa (Hương nguyên) cử nhân tại Trường Thừa Thiên.

Năm Thành Thái thứ nhất (1884) ông thi đỗ Phó bảng, làm quan trải qua các triều như: Thành Thái, Duy Tân, Khải Định.

Năm 1891, ông giữ chức tri phủ An Nhơn (Bình Định), năm 1898 thì làm Án sát, Bố chánh Quảng Nam (1906), Án sát Khánh Hòa (1908). Sau đó ông chuyển ra giữ chức Bố chánh Hà Tĩnh.

Năm 1914 Nguyễn Văn Mại chuyển về Huế giữ chức Viên ngoại viện cơ mật, hàm Thượng thư, Thái tử Thiếu bảo, Hiệp tá Đại học sĩ rồi về hưu tại Huế.

Ông là một vị quan nho nhã, thích văn chương, chủ trương vừa làm quan vừa dạy học trò. Lúc ông làm Bố Chánh Quảng Nam đã cùng quan Tổng đốc Đào Tấn vừa chỉnh đốn chính trường vừa mở mang học vấn cho sĩ tử, năm đó tỉnh Quảng Nam có nhiều học trò thành đạt như Phạm Liệu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp… Năm 1901, ông phụng chỉ làm Phó chủ khảo kỳ thi Hội - kỳ thi có các ông Phan Châu Trinh, Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Hồ chủ tịch) đậu Phó Bảng. 

Ông mất năm 1945, thọ 92 tuổi.

 

  • Các tác phẩm:
  • Việt Nam phong sử
  • Lô Giang tiểu sử
  • Tiện huề hán thư

VIỆT NAM PHONG SỬ

Ấn phẩm “Việt Nam phong sử” của tác giả Nguyễn Thanh Mại do dịch giả Tạ Quang Phát phiên dịch, sách thuộc Tủ sách Cổ văn của Ủy Ban Dịch Thuật do Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Sách có nguyên văn chữ hán phía sau để phục vụ cho việc nghiên cứu văn bản gốc. “Phong là gì? Là thơ ca dao về phong tục của nhân dân. Sử là gì? Là tấm gương sáng để soi mà biết việc phải trái, việc thiện ác, việc...
0972 873 962