VIỆT NAM PHONG SỬ

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: VNPSTQP
Tác giả: Nguyễn Văn Mại 
Dịch giả: Tạ Quang Phát
Số trang: 604

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Việt Nam phong sử” của tác giả Nguyễn Thanh Mại do dịch giả Tạ Quang Phát phiên dịch, sách thuộc Tủ sách Cổ văn của Ủy Ban Dịch Thuật do Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Sách có nguyên văn chữ hán phía sau để phục vụ cho việc nghiên cứu văn bản gốc.

“Phong là gì? Là thơ ca dao về phong tục của nhân dân.

Sử là gì? Là tấm gương sáng để soi mà biết việc phải trái, việc thiện ác, việc khen chê, việc khuyến khích và trừng phạt. 

Phong sao gọi là sử? Vì xem phong tục của nhân dân mà biết được quốc sử. 

Nước Nam ta lập quốc đã lâu đời trên dưới trong khoảng năm ngàn năm, chính trị của triều đình, phong tục của nhân dân, việc theo cũ hay đổi mới, việc người hiền hỏi kẻ gian tham nối nhau nổi lên đều còn ghi chép trong quốc sử, thỉnh thoảng lại tản mác trong thơ phong dao của nhân dân. Nhưng trải qua các đời, thơ phong dao chưa được làm sách để quan Ngự sử trông nom, cho nên người đọc sử có điều chưa vừa ý. 

Phong chăng? Sử chăng? Này, thơ ca sao của phong tục nhân dân nếu thưởng thức sơ qua thì người quê ở làng ấp không đủ để đưa vào thơ Đại nhỡ, còn thưởng thức sâu xa thì đó là gió mây sương lộ đều thuộc về văn chương, cây cỏ chim trùng hẳn là diệu lý. Lời nói thiển cận mà ý tứ sâu xa, cơ hồ như có cái thể tài nâng cao phần phong nhã vậy. 

Huống chi đương lúc tân học mới phát khởi, không đọc sử nước Nam thì bị chê là quên tổ tiên nòi giống, không thuộc thơ phong dao lịch sử thì cũng không khỏi bị cười là kẻ quay mặt vào tường chẳng thấy biết gì. Cho nên không nên là kẻ hủ lậu chú thích có sai lầm và thêm nghị luận theo ý mình vào, chỉ để làm thành quyển sách cho đàn bà trẻ con đọc vậy thôi. 

Những bậc quân tử trên đời nếu thấy chỗ sai lầm mà trách Mại tôi, Mại tôi hẳn không dám chối từ. Chỉ lấy thơ phong dao làm gương trong mà soi tinh thần Quốc sử, lại lấy Quốc sử làm căn cội mà tháo vào những hoa nhuỵ của thơ phong dao, thì những âm hưởng tự nhiên rít lên để không cẩu hợp với nhân hoàn, đó là điều tự tin của Mại tôi vậy.” 

(Theo Nguyễn Văn Mại đề tựa) 

0972 873 962