PHẠM ĐÌNH TOÁI

PHẠM ĐÌNH TOÁI

PHẠM ĐÌNH TOÁI

Phạm Đình Toái, tự Thiếu Du, hiệu Song Quỳnh, người làng Quỳnh Đôi, xã Hoàn Hậu, nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Họ Phạm cũng là một họ khoa cử ở Quỳnh Đôi. Tổ phụ của Đình Toái là Phạm Đào, đỗ Hương cống cuối đời Lê. Thân sinh ông là Phạm Đình Trọng cũng đỗ Hương cống khoa Quý Dậu năm Gia Long thứ 12 (1813), làm Đốc học, không chịu khuất phục ông Hiệp trấn Thân Văn Giai vì ông này tư túi trong việc khảo hạch, nên bị cách chức.

Phạm Đình Toái là con thứ hai, học hay chữ, được sách Quỳnh Đôi hương biên khen là “có tài hoa, chắc đỗ to”. Nhưng đến tuổi 22, ông mới đỗ Tú tài khoa Canh Tý, Minh Mệnh thứ 21 (1840), và đỗ Cử nhân khoa Nhâm Dần, năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), được sơ bổ Huấn đạo Cẩm Khê, rồi lần lượt làm tri huyện, tri phủ đến Bố chính Bình Định. Bị can tội lạm dụng của kho, ông bị cách chức, nhưng rồi được phục chức, làm đến Án sát Sơn Tây, lại bị cách chức lần hai. Theo tài liệu ở địa phương thì ông có xuất tiền xây dựng nhà Văn thánh và cúng 400 quan để dựng đình làng to đẹp, bề thế, bị tố cáo là dám “dựng đình cao to như điện Thái Hòa ở Kinh” nên bị tội. Lúc này, giặc cướp nổi lên nhiều nơi, ông tự mộ quân đi đánh dẹp, đến năm 1866 được phục chức Tri phủ Lâm Thao (Phú Thọ). Năm Tự Đức thứ 23 (1870) ông cáo bệnh về nghỉ tại Hà Nội, chuyên việc đọc và dịch sách.

Mùa thu năm 1872, nhân một chuyến về thăm quê, có mấy người trong tổng đến xin ông giúp đỡ và chủ trì tổ chức khai hoang một vùng chua mặn cách làng Quỳnh Đôi không xa. Ông nhận lời và bắt tay vào việc, cho dời nhà đến ở vùng khai hoang. Ông đã bán nhiều ruộng đất, tài sản, bỏ tiền vào việc nuôi dân nghèo đến vỡ đất, đắp đập ngăn mặn, cày cấy... Chỉ mươi năm sau, vùng khai hoang này đã là ấp Đồng Xuân với hơn 10 hộ dân và 40 mẫu ruộng thục (nay là làng Đồng Xuân trù phú thuộc xã Quỳnh Bảng, có tới 120 hộ dân).

Về sau, Triều đình có Sắc phục chức cho Phạm Đình Toái.

Đầu năm Tân Sửu (1901) ông ra Phú Thọ, thăm lại phủ Lâm Thao, nơi làm việc ngày trước. Dân làng Sơn Vi nhớ ơn xưa, tôn ông làm thần sống.

 

  • Các tác phẩm:
  • Quỳnh Lưu tiết phụ truyện (1900)
  • Quy khứ lai từ diễn ca (dịch thơ Đào Uyên Minh, 1872)
  • Văn Vũ nhị Đế cứu kiếp chân kinh dịch ca (1880)
  • Trung dung diễn ca (diễn Nôm 33 chương sách Trung dung, 1891)
  • Khuyến hiếu diễn âm ca (1895)
  • Đường thi diễn âm
  • Quốc âm diễn ca
  • Đại Nam quốc sử diễn ca

 

ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA 

Ấn phẩm "Đại Nam quốc sử diễn ca" của 2 tác giả Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái đồng biên soạn, do 2 ông Ngọc Hồ và Nhất Tâm chú giải, sách được nhà xuất bản Sống Mới ấn hành lần thứ nhất năm 1972, bộ sách được khảo đính các bản nôm Trung Hoa cùng các bản Quốc Ngữ cũ, mới. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng sách rất đẹp, bìa được gìn giữ cẩn thận, nguyên bìa gáy. Ruột đẹp, không mất trang. Chữ viết rõ ràng. Sách có 270 trang, lõi sách chắc chắn.  Người Việt...

ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

Bộ sách "Đại Nam quốc sử diễn ca" do tác giả Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái biên soạn, sách được ông Hoàng Xuân Hãn tựa và dẫn, nhà xuất bản Sông Nhị ấn hành lần đầu tiên năm 1949. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trọn bộ 2 cuốn kèm bản đồ. Cuốn 1 dày 108 trang. cuốn 2 dày 133 trang. Hai cuốn đều đầy đủ bìa, gáy, ruột sách đẹp và đầy đủ trang, lõi sách chắc chắn. Bản Đại - Nam Quốc - sử diễn - ca do ông Hoàng Xuân - Hãn phiên - âm theo...
0972 873 962