Ấn phẩm “Sài Gòn năm xưa” của tác giả Vương Hồng Sển được nhà xuất bản Khai Trí ấn hành lần thứ hai năm 1968. Ấn Bản sách đang lưu giữ tại Quán sách Mùa Thu có tình trạng đóng bìa còn bìa gốc, ruột đẹp, lõi chắc chắn.
Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản được đội ngũ Little Cats Bookbinding đóng theo lối Passé carton, bọc bằng da dê dòng chagrin cao cấp của Pháp, cổ áo khâu thủ công bằng chỉ line 2 màu cam-đen, nhũ mạ gáy bằng vàng 24k. Giấy gạc màu được làm thủ công bằng phương pháp thuỷ ấn.
Cuốn” Sài Gòn năm xưa” được chia làm gồm sáu phần: Vương Hồng Sển
Phần I: Tác giả tóm lược lại lịch sử quá trình mở rộng bờ cõi vào phía Nam của người Việt, từ năm 1658-1730, khi đã hoàn thành cuộc Nam tiến.
Phần II: Nội dung phần này lý giải nguồn gốc danh từ “Sài Gòn”.
Phần III: Sài Gòn trong những năm 1774-1840: Sài Gòn dưới trào Nguyễn Ánh (1774-1820), Minh Mạng (1820-1840).
Phần IV: Tìm hiểu về Sài Gòn: Vị trí địa lý, các cơ quan xưa ở Sài Gòn, Tìm hiểu các đường phố, cầu- xóm, địa danh Sài Gòn.
Phần V: Cổ tích quanh Sài Gòn, Chợ lớn; Chùa chiền; Các đình thờ thần; Các nhà tu; Đình thờ thần ở Sài Gòn.
Phần VI: Chuyện về các nhân vật ở Sài Gòn thuộc mọi giới như Nhà buôn lớn, bọn hầu cận thân Tây, me Tây, binh lính...Chuyện đời sống ở Sài Gòn qua các vấn đề, vấn đề nước uống, vấn đề cờ bạc, vấn đề thể thao…
Đây là một khảo cứu quan trọng và có giá trị lịch sử- văn hoá lớn mà học giả Vương Hồng Sển đã để lại cho hậu thế. Thật là một tập sách quý còn được lưu truyền đến ngày nay.
Khi nói về địa thế của Sài Gòn, lý giải vì sao nên chọn Sài Gòn là vùng trung tâm kinh tế- chính trị, ông đã đưa ra những lý do rất ngắn gọn, thuyết phục:
“ Sài Gòn, trái lại (ý nói trái lại với Vũng Tàu):
Có mội nước lọc dưới đất cái, đủ cung cấp nước quanh năm, khéo tiết kiệm, không lo thiếu nước;
Sông Đồng Nai, suối Trị An ở gần: dẫn nước tốt dễ dàng;
Sài Gòn là đất núi, có chơn đứng, xây cất nhà bao nhiêu tầng cao đều được;
Sông Nhà Bè quanh co uốn khúc, vì vậy mà hiểm, binh giặc kéo đường thuỷ, đủ thời gian lập thế thủ; nhờ khuất gió mạnh, bến được yên, tàu đậu không sợ bão tố;
Đứng giữa các mối, đường giao thông thuận tiện;
Ngày nay có sân bay rộng lớn khang trang; Sài Gòn nối liền với hoàng cầu trong nháy mắt.”