SÃI VÃI

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: SVPTVpre75
Tác giả: Nguyễn Cư Trinh
Nhà xuất bản: Tân Việt
Năm xuất bản: 1950
Số trang: 156
GIÁ BÁN: 400.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Sãi Vãi" của tác giả Nguyễn Cư Trinh, bản chú thích và sao lục của hai cụ Lê Ngọc Trụ và Phạm văn Luật, sách do nhà xuất bản Tân Việt ấn hành năm 1950. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 156 trang. 

Sãi Vãi là tác phẩm được đánh giá là "một ví dụ tiêu biểu về ảnh hưởng của ca khúc dân gian vào sáng tác của các tác gia văn học viết ở Đàng Trong thuộc Đại Việt vào thế kỷ 17 và 18. 

Nội dung của Sãi Vãi:

Sãi vãi là một bài vè có tính chất trào phúng dài 340 liên (640 câu). Và có thể coi đây là vở kịch một màn với 2 nhân vật là ông sãi và bà vãi. Bà vãi chỉ là một nguyên cớ để cho ông sãi, vai tuồng chính, bày tỏ tư tưởng của tác giả. 

  • Khởi đầu đến liên 20: Sãi tự giới thiệu về thời đại, tông tích và công việc của mình...
  • Từ liên 21 đến liên 82: Vãi ra trò và bắt đầu một phần đối thoại nghiêng về hài hước. Sãi nói mình là người đi tu bất đắc dĩ, đầu Phật cốt để "khỏi xâu, miễn thuế", nay thấy Vãi "thanh tân, đẹp đẽ" nên muốn rủ Vãi "tu hoài, tu hủy". Bị trách mắng, bị cự tuyệt, Sãi chẳng cần dấu diếm, bày tỏ hết cái chân tướng "hổ mang" của mình ra...
  • Từ liên 83 đến liên 315 (phần chính): Trong phần này, bị cật vấn, Sãi cho biết quan niệm của mình về sự tu. Theo Sãi, tu chân chính là tu ngôn, tu hạnh, tu đức, tu thân... Bị hỏi về chuyện đời, Sãi liền "kể kinh dẫn sử", giảng đạo lý luân thường và thuyết dài về thất tình.
  • Từ liên 316 đến hết: Cuộc đối thoại chuyển sang vấn đề thời sự để kết thúc...

Phạm Ngũ Lão đã tình nhận xét về tác phẩm Sãi Vãi như sau: 

"Theo cách nói ngày nay, Sãi vãi là một văn nghệ phẩm tuyên truyền, nhưng cái khéo của tác giả là kết hợp được yếu tố hoạt kê với chủ ý giáo dục. Phải thấy, trong công cuộc mở đường và mở cõi gian nan trong nuổi ấy, mọi lực lượng phải được dốc vào một mục tiêu. Những phần tử "trốn việc quan đi ở chùa" không thể nào chấp nhận được. Nếu có con đường tu hành cho chính đáng ấy là "tu nhân, tu đức, tu vũ, tu văn, tu kỷ, tu nhân, tu cái đạo thượng trí của người quân tử, của bậc trượng phu đứng vào giữađoàn thể để gánh lấy bổn phận. Đó chính là quan điểm, là chủ nghĩa của những Đào Duy Từ, những Nguyễn Hữu Cảnh, những Nguyễn Cư Trinh...

Và chí hướng ấy, sự nghiệp ấy đã được nêu rõ trong câu chuyện bề ngoài tưởng như bông lơn giữa một ông sãi với một bà vãi. Cho nên có thể coi áng văn này như một tuyên ngôn. Trong lịch sử văn học Việt Nam, không ở đâu có một tiếng nói của nho gia dứt khoát, quả quyết như thế. Nó nói lên lòng tin tưởng mãnh liệt của môn đồ Khổng Mạnh vào cái đạo nhập thế để phụng sự duy nhân, duy lý của họ."

0972 873 962