Ấn phẩm "Sử Cao - Miên" của tác giả Lê Hương, sách do nhà xuất bản Khai Trí ấn hành năm 1969. Ấn phẩm đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đóng bìa xưa, còn nguyên bìa gốc, sách dày 258 trang, chữ in rõ, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn.
Nước Cao Miên không có quyển sử do người Miên soạn. Chính người Pháp đã làm công việc này trong khoảng thời gian bảo hộ, vì xưa kia, người Miên viết trên lá Thốt Nốt và chỉ giữ được trong vòng 150 năm mà thôi. Khi khám phá những đền đài trong vùng Angkor, Các nhà khảo cổ Pháp thầy những bản văn đục trên bia đá, trên vách, và cột đền bằng chữ Ấn Độ: Bắc Phạn (Sanskrit) ghi công nghiệp của mỗi vị quốc vương, và rải rác ở khắp lãnh thổ Cao Miên cùng miền nam Việt Nam có nhiều bia đá, tháp thờ thần đánh dấu những triều đại đầu tiên từ ngày lập quốc. Các nhà khảo cổ Pháp sắp xếp những bản văn này theo thứ tự thời gian để dựng nên bộ sử cao Miên. Đến thế kỷ 15, HoànG triều Cao Miên thiên đô về Phnompenh không xây cất đền đài nữa, bổ sư được tiếp tục theo niên giám (Annales) từng triều vua....
Ngoài ra trong sử Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam có những đoạn liên quan đến Cao Miên, ví như vấn đề Cao Miên chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ và chính người Ấn Độ đã xây dựng nên vương quốc này: Những phái đoàn sứ giải Trung Hoa sang giao hảo với Cao Miên; những sự giao thiệp với Việt Nam, xin các vua nhà Nguyễn bảo hộ, che chở và nhượng đất. Bên cạnh các bộ sử chính thức còn có vài tập ký ức của những vị tùy viên sử giả Trung Hoa ghi những điều nghe, tháy trong lúc ngụ ở Cao Miên thi hành phận sự...
(Trích lời nói đầu)