Ấn phẩm "Tây Thi - Gái nước Việt" của tác giả Hoàng Mai, sách do Bách Việt xuất bản năm 1949. Sách đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đủ bìa, gáy mất đã bồi lại, sách dày 96 trang, ruột đẹp, lõi chắc chắn. Sách có nhiều phụ bản tranh của hoạ sĩ Nguyễn Văn Mười và nhạc của nhạc sĩ Lê Thương. Sách có khổ khá lớn.
---------------------------------
HOÀNG MAI làm tiểu thuyết hơn thế, viết kịch, mà lại là kịch thơ. Phần sáng tạo có rất nhiều, phần thực tế chỉ là bối cảnh. Người xem kịch nhìn nhân vật lưu động trên sân khấu và chỉ thấy cảnh trí lịch sử sau sân khấu lờ mờ nhẹ một mảnh mộng, như một nét vẽ phác.
Trên một bối cảnh lịch sử, HOÀNG MAI xây lại một "thế giới" giữa một khí hậu ý thức. Chúng tôi đã nói: nghệ sĩ tư tưởng lại lịch sử: tư tưởng lại lịch sử không phải là viết sử: dân nước Việt đã làm một cuộc cách mạng, đánh đổ một chế độ, giải thoát một dân tộc.
Có làm gì cái tà áo của Tây Thi ? Mỹ nhơn chỉ là một trường hợp: một cá nhân là một con số không, và đoàn người không tên là tất cả. Thời đại có khác, thực tế có khác, nhưng có lúc người đời chỉ đòi ở nghệ thuật một.. tượng trưng!
Huống gì Tây Thi lại là một người biết bỏ cái “giá trị" của chủ quan để nghĩ đến một mảnh địa du và một con số... Cùng một lúc, nghệ sĩ đã dựng luôn cả một vấn đề: cá nhân là vô nghĩa, đoàn thể là đáng kể. Sự đau đớn của Tây Thi phải hòa trong sự đau đớn của một loài người và khi đặt vấn đề tương quan, vấn đề con người và xã hội trở nên một vấn đề phong phú đã từng làm đề tài cho bao nhiêu thế hệ triết nhân.
Tây Thi làm việc cho cách mạng mà ý thức được sứ mạng.
Nhưng phần cá-nhơn chủ quan xung đột ngay với ý thức về xã hội của con người: kết quả của xung đột là một cuộc khủng hoảng ghê gớm và một phát- hiện ma ảo giữa khỏi lửa Côtô mà giác quan Tây Thi phải chịu đựng.
TÂY THI có là một cái mới trong khí hậu nghệ thuật và đem lại một "tia nắng" cho những ai hay tư tưởng?
- Trích tựa của Tam Ích