Ấn phẩm “ Khởi thảo văn học sử Việt Nam: Văn chương chữ Nôm” của giáo sư Thanh Lãng được nhà xuất bản Văn Hợi ấn hành lần hai năm 1957. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách nguyên bìa gáy, ruột dày 216 trang và lõi sách rất đẹp.
Văn học sử của một dân tộc là tấm gương phản chiếu tâm hồn của nó vậy. Đối với dân tộc Việt, điều ấy lại càng xác đáng, vì ở đây tất cả năng lực của tinh thần nhân loại đều phát xuất ra hành động. Văn thơ chính là chân tướng tâm hồn của tác giả, các sĩ phu phải hứng cảm tột bực lắm mới có thể làm ra những áng văn thơ ấy.
Tuy nhiên, khi muốn khảo cứu về những tinh hoa văn chương, các nhà văn học sử của ta gặp rất nhiều khó khăn trong công việc: một la ftaif liệu rất hiếm; hai là phải thâm hiểu cá tính dân tộc, tính tình xã hội, vì những áng văn còn sót lại không phải chỉ là sản phẩm cá nhân mà thôi. Vì thế, muốn khảo cứu một văn phẩm, cần phải căn cứ vào tác giả dưới hệ số những ảnh hưởng chi phối con người sống trong hoàn cảnh ấy.
Cũng bởi lý do ấy, tập phê bình này của Thanh Lãng đã tìm ra được những tương quan, những định chi phối mỗi nhà văn và thời mỗi thời đại: các nhà văn ảnh hưởng lẫn nhau, cấu tạo lẫn nhau, cung như mỗi thời đại tự thiết lập hay phá hoại lẫn nhau. Độc giả sẽ thấy được một lớp văn sĩ mà sự nghiệp không những thấm nhuần tư tưởng ngoại lai của nền Hán học, mà còn in vết tích cái tinh thần cố hữu của giống nòi, còn phản chiếu lại hoàn cảnh xã hội của nước ta.