THUẦN PHONG

THUẦN PHONG

THUẦN PHONG

Tố Phang trên thật là Ngô Văn Phát (1910-1983), là nhà văn, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Khi viết, ngoài bút hiệu Tố Phang, ông còn ký là Thuần Phong, Đồ Mơ.

Ông sinh ngày 16/11/1910 tại Vĩnh Lợi (Bạc Liêu).

Thuở nhỏ, ông học chữ Hán với cha, văn chương bình dân (tục ngữ, ca dao) với mẹ, và học tiểu học tại Vĩnh Lợi. Sau đó, ông lên Sài Gòn học, đậu bằng Thành chung rồi nhập ngạch họa đồ ngành công chánh tại nơi ấy.

Ông yêu thích văn chương từ khi còn nhỏ. Năm 14 tuổi, ông bắt đầu tự làm một số câu ca dao gửi đăng báo Phụ nữ tân văn, rồi thường xuyên cộng tác với báo ấy từ năm 1928 đến năm 1935. Cũng trong quãng thời gian đó (khi chưa đầy 20 tuổi), ông đã làm thơ họa 10 bài Khuê phụ thán của Thượng Tân Thị.

Năm 1957, ông được hội Encyclopaedia Britannica ở Luân Đôn (Anh) mời cộng tác. Nhận lời, ông gửi bài "Khảo cứu về thành phố Sài Gòn" và được đăng vào bộ tự điển của hội.

Năm 1964, quyển Ca dao giảng luận của ông đã được nhà nghiên cứu Maurice Durand lược trình và bình luận trong bộ sách của trường Viễn Đông Bác cổ. Cũng trong năm ấy, ông được tổ chức Nghiên cứu Việt học của trường Đại học Sorbonne (Pháp) mời tham gia Dự án Nguyễn Du (Projet Nguyễn Du) để chuẩn bị cho cuộc lễ kỷ niệm 200 năm "năm sinh Nguyễn Du" (1965). Nhận lời, ông gửi thiên khảo luận "Nguyễn Du et la Métrique populaire" (Nguyễn Du với thể dân ca) và được đăng vào bộ sách Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du).

Đồng thời với việc trước tác, ông còn là một nhà giáo. Ông từng dạy Việt văn tại trường Pétrus Ký (Sài Gòn), dạy Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa (Sài Gòn), Sư phạm Huế và Đại học Cần Thơ.

Nhà thơ Tố Phang mất năm 1983 tại TP. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi.

 

  • Các tác phẩm:
  • Cô gái thành: tập thơ vui, ký bút hiệu Đồ Mơ, làm năm 1938, Sao Mai xuất bản năm 1948 tại Sài Gòn.
  • Những cuộc biển dâu: tập thơ, làm năm 1938, Sao Mai xuất bản năm 1950 tại Sài Gòn.
  • Bức tranh vân cẩu: tập thơ, làm từ năm 1930 đến 1944.
  • Hoa gương hương gió: tổng hợp các bài thơ làm từ năm 1929 đến 1960, xếp thành 3 tập là: Bụi ngày xanh, Sóng lòng, Bụi đô thành.
  • Ca dao giảng luận
  • Ngụ ngôn Việt Nam I, II (thơ), Bóng người qua (1928)
  • Giữa Đồng Tháp Mười
  • Giọt lệ phòng đào (1929)
  • Khảo cứu về thành phố Sài Gòn
  • Ca dao giảng luận
  • Nguyễn Du et la Métrique populaire (Nguyễn Du với thể dân ca)
  • Khảo luận về cung oán ngâm khúc (1959)
  • Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ (1960)

CHINH PHỤ NGÂM KHÚC GIẢNG LUẬN - ẤN BẢN ĐẶC BIỆT ĐÁNH SỐ CÓ BÚT TÍCH TÁC GIẢ

Ấn phẩm "Chinh phụ ngâm khúc giảng luận"  của tác giả Thuần Phong, Lê Văn Cang xuất bản năm 1951. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đầy đủ bìa gáy, gáy bị mất một đoạn, lõi chắc chắn, ruột trắng, chữ in rõ nét, có chữ kí của tác giả, dày 257 trang. Đây là ấn bản đặc biệt in trên chất liệu giấy tốt trắng và dày, sách được đánh số là ấn bản thứ 10 nằm trong 10 bản đặc biệt đánh số có bút tích của tác giả. " Rồi cuối cùng, ta sẽ rảo bước trên địa đồ Việt-Nam theo dấu...

KHẢO LUẬN VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC

Ấn phẩm "Khảo luận về cung oán ngâm khúc" do tác giả Thuần Phong biên soạn, sách được nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành năm 1959. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 170 trang. Cung oán ngâm khúc là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, lúc đầu được nhà vua yêu chuộng, ái ân hết sức nồng nàn thắm thiết "mây mưa mấy giọt chung tình - đình trầm hương khoá một cành mẫu đơn", nhưng chẳng bao lâu đã bị ruồng bỏ. Ở trong...
0972 873 962