TÌM HIỂU SÂN KHẤU CHÈO

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: THSKCVKK
Tác giả: Vũ Khắc Khoan
Nhà xuất bản: Lửa Thiêng
Năm xuất bản: 1974'
Số trang: 239
GIÁ BÁN: 1.500.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Tìm hiểu sân khấu chèo” của tác giả Vũ Khắc Khoan, sách do nhà xuất bản Lửa Thiêng ấn hành năm năm 1974. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng khá tốt, bìa gốc đẹp, gáy sách đẹp, lõi sách có hiện tượng bị mọt gặm khoảng 20 trang đầu tiên, song không ảnh hưởng đến phần nội dung. 

Ta thấy rằng trên sân khấu kịch Việt Nam từ xưa đến nay đã xuất hiện bốn bộ môn kịch nghệ: Hát Chèo, Hát Bội (Bộ), Ca kịch Cải Lương, Thoại Kịch (kịch nói). Dĩ nhiên cả 04 bộ môn này đều có những điểm tương đồng cơ bản trong cơ cấu xây dựng kịch bản cũng như hình thức biểu hiện theo đúng định nghĩa của nghệ thuật. Nhưng những điểm khác nhau giữa 04 bộ môn này cũng khá rõ rệt. Ở cuốn sách này, độc giả sẽ được tìm hiểu về bộ môn Chèo: từ lịch sử hình thành, các đặc tính cơ bản bản chất, hình ảnh biểu hiện, dàn nhạc, ngoài ra, ta còn được tiếp xúc với hai kịch bản của vai vở chèo nổi tiếng. 

Danh từ “Chèo” lần đầu xuất hiện trong sử sách Việt Nam có lẽ dưới ngòi bút của Phạm ĐÌnh Hổ trong “Vũ Trung Tuỳ Bút”. Đến cuốn “Ca Trù Bị Khảo”, tác giả “Vũ Ngọc Phác” cũng có nói về hát chèo. Sau này, căn cứ vào hài tính của sân khấu Chèo, cố giáo sư Dương Quảng Hàm và nhiều học giả khác, chủ trương: “Chữ Chèo có người cho là do chữ Trào mà ra. Trào là giễu cợt. Lối chèo xưa thường diễn những việc vui cười những tật rởm thói xấu của người đời, lời văn có giọng khôi hài, bông lơn, để người xem buồn cười. 

Năm 1958, Giáo sư Trần Văn Khê khi thuyết trình về kịch nghệ Việt Nam tại một cuộc hội thảo về kịch nghệ Á Châu tổ chức tại Pháp, đã thú nhận khi đề cập tới nguồn gốc của Hát Chèo: nguồn gốc của hát Chèo đã mất hút trong đêm thời gian. Ý nghĩa của chữ Chèo cũng chưa được biết một cách chắc chắn.

Vậy, Chèo là gì? Chèo có tự bao giờ? Chữ “Chèo” nghĩa là gì và ở đâu mà ra?... Có lẽ, đó là những câu hỏi mà câu trả lời của nó đã mãi nằm lại với lịch sử. Nhưng, Chèo vẫn còn đó, vẫn sống cùng đời sống dân ta, cũng có nghĩa là ta vẫn có thể hiểu Chèo, yêu Chèo, mà cuốn sách này chính là một tư liệu hay để ta thực hiện việc ấy. 

0972 873 962