TRẦN PHONG SẮC

TRẦN PHONG SẮC

TRẦN PHONG SẮC

Trần Phong Sắc (1873-1928) - bản danh Trần Đình Diệm, tự Phong Sắc, hiệu Đằng Huy là một thi sĩ, văn sĩ, soạn giả cải lương.

Trần Phong Sắc người quê làng Bình Lập, Tân An, sinh ra trong một gia đình thuộc dòng họ Trần có học, gốc ở Gò Công. Lớn lên trong buổi giao thời khi Nho học đang tàn lụi và Tây học mới hình thành ở miền Nam nói chung và Tân An nói riêng, ông chịu ảnh hưởng và thông thạo cả chữ Hán và chữ quốc ngữ. Với kiến thức Nho học uyên bác, ông bắt đầu tham gia bài viết, thơ xướng họa, dịch cổ văn đăng trên “Nông cổ phím đàm”, “Lục tỉnh tân văn” từ những năm 1889-1900. Ông được mệnh danh là “nhà dịch thuật trứ danh nhứt Nam Kỳ”. Có nhiều con số khác nhau về khối lượng dịch thuật truyện Tàu của ông (theo Đào Văn Hội là 40 bộ, theo Khấu Thị Thanh Tâm là 62 đầu sách, trong đó có 25 bộ truyện Tàu), nhưng đều là những tác phẩm đi vào lòng công chúng mà ảnh hưởng của nó đã góp phần hình thành một nhân sinh quan đặc biệt của người dân miền Nam vào đầu thế kỷ trước với nét luân lý thể hiện qua các câu châm ngôn “Trọng nghĩa khinh tài”, “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”, “Hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly”… Ngoài tài văn chương, ông giỏi cả y thuật mà bà Nguyễn Thị Nghi chính là người bệnh được ông chữa khỏi đã trở thành vợ ông sau đó. Trần Phong Sắc còn là người tiên phong sáng tác những bài ca cổ điển. Là dịch giả có tài, viết nhiều sách dạy làm người nhưng ông không sống được bằng nghề ấy mà làm thầy giáo dạy môn Luân lý tại trường tiểu học Tân An trong thời gian từ năm 1916 đến cuối đời. Giữa xã hội nhiễu nhương, Trần Phong Sắc vẫn giữ cho mình một cuộc sống thanh bạch, không mấy chú trọng đến tiền bạc, dù cuối đời lâm cảnh nghèo khó, chỉ lấy công việc dạy học, dịch sách, sáng tác làm sở thích, làm đầy đủ, nhiệt tình và xuất sắc, để lại cho hậu thế nhiều quyển truyện xưa, bài ca đến nay, lớp người hậu bối vẫn còn nhắc nhở. 

Vào năm mẹ ông tạ thế, ông tạc tượng mẹ rồi sớm chiều hai buổi dọn cơm nước nhang đèn đến trước tượng rồi mới làm các việc khác. 

 

  • Các tác phẩm:
  • Văn:
  • Huấn nữ quốc âm ca (1911)
  • Kim Vân Kiều án (1914)
  • Tân tiếu lâm
  • Sĩ hữu bá hạnh (1925)
  • Vệ sanh thực trị (1927)
  • Bán dạ phi đầu (tập 1, 2 năm 1925 và tập 3, 4 năm 1926)
  • Hậu Vân Tiên diễn ca (1925)
  • Ấu viên tất độc (tiểu học giáo khoa thư, 1925)
  • Tuồng:
  • Tam hạ Nam đường diễn nghĩa (1906)
  • Phong Thần diễn nghĩa (1906)
  • La Thông tảo Bắc (1906)
  • Đại Hồng bào hải thoại (1907)
  • Tiết Đinh San chinh Tây (1907)
  • Du Long hỉ Phụng Chánh Đức du Giang Nam (1907)
  • Anh hùng náo tam môn giai (1907)
  • Đại Minh Hồng Võ (1907)
  • Lục mẫu đơn (1908)
  • Thuận Tri quá giang (1908)
  • Hậu anh hùng (1908)
  • Bắc du Chơn Võ truyện (1909)
  • Tây du diễn nghĩa (1909)
  • Yên Sơn phú (1910)
  • Tùy Đường truyện (1910)
  • Vĩnh Khánh thăng bình (1910)
  • Nam Du Huê Quang truyện (1910)
  • Ngũ hổ bình Nam hí văn (1911)
  • Nhị thập tứ hiếu (1911)
  • Nữ tú tài (1911)
  • Tiền, Hậu Vân Tiên (1911)
  • Vần Quốc ngữ có phụ Tiếu lâm và Khuyến hiếu ca - Huấn sĩ ca (1911)
  • Chuyện khôi hài (1912)
  • Tuồng Đinh San chinh Tây (1913)
  • Kim Vân Kiều án (1914)
  • Nữ trung bá hạnh (1922)
  • Mạch Quốc thoại et TPS Minh thánh kinh (1925)
  • Quan Đế Minh thánh kinh (1935)
  • Thập nhị quả phụ chinh Tây (1923)
  • Thơ Phạm Công (1923)
  • Binh Sơn Lãnh yếu toàn ca (1924)
  • Chủng Tử tu tri (1924)
  • Hậu Vân Tiên diễn ca (1925)
  • Đầu người ta bay xuống nửa đêm (1925)
  • Nguyệt Hà tầm phu (Xưa Nay, 1925)
  • Nguyệt Kiều xuất gia (Théâtre.J. Viết 1925)
  • Sát thê cầu tướng, (Théâtre. J. Viết, 1925)

TIẾT ĐINH SAN CHINH TÂY

Ấn phẩm "Tiết đinh san chinh tây" của Trần Phong Sắc chuyển sang Việt ngữ, sách do nhà xuất bản Phạm Văn Cường ấn hành năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách có tình trạng tốt, sách trọn bộ 3 cuốn, dày 451 trang, ruột sách đầy đủ, sách đầy đủ bìa gáy, chữ in rõ nét. ...Nói xong, hai người từ biệt chia tay Nhơn Quý, lưu luyến chẳng muốn dời chân. Ngờ đâu Trương Nhân đã cho tay chân rình mò mọi động tĩnh, nghe báo hai vị tiểu vương vào thăm Nhơn Quý thì liền chạy đi mách với Lý Đạo...

 

0972 873 962