Ấn phẩm "Triết học nhập môn" của tác giả Trần Thái Đỉnh, sách do nhà xuất bản Ra Khơi ấn hành lần thứ nhất năm 1961. Ấn bản đang lưu giữ tại quán sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, chữ rõ, lõi sách chắc chắn, sách dày 210 trang.
Triết học nhập môn là một thiên người ta có thể đề cập tới hoặc trước khi bước chân vào chương trình triết học, hoặc sau khi đã học gần hết chương trình đó: Đối với những người trước, Triết học nhập môn sẽ là người huynh trưởng chỉ bảo cho biết chủ đích và tinh thần triết học, cũng là những vấn đề chánh yếu sẽ được đem ra học hỏi trong suốt thời kỳ học tập, đối với những người sau, triết học nhập môn giúp họ có một cái nhìn tổng quát, và những phút suy nghĩ khả dĩ đào sâu những vấn đề họ đã học qua, nhưng khi đó hoặc chưa đủ khả năng để nhận định rõ ràng những tương quan mật thiết, hoặc chưa học hết chương trình về những phần trọng yếu, cho nên chưa thể nói đến truyện có cái nhìn tổng quát được.
Cái nhìn tổng quá đó chính là cái nhìn của triết gia. Cái nhìn của nhà bác học là cái nhìn tỉ mỉ, và càng chuyên môn thì cái nhìn càng bị giới hạn bởi những thành phần vi ti. Trái lại, ngay tự khởi hủy, và cho tới ngày nay, đặc tính của cái nhìn triết học là tổng quát: Triết gia muốn tìm ra căn nguyên của vũ trụ vạn vật. Trong lịch sử triết học, căn nguyên đó đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Đó là Nước của Thales, Vô định (Apeiron) của Anaximandre, hữu thể (L'etre) của Parmenide, Đệ nhất nguyên nhân của Aristote, Thiên chúa của thánh Thomas và tuyệt đối thể của các triết gia cận đại và hiện đại.
(Trích lời tựa của sách)