Ấn phẩm "Triết học zen" của tác giả Thiên Ân Đoàn Văn An, sách do nhà xuất bản Đông Phương ấn hành năm 1963. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Bộ 2 cuốn, cuốn 1 Tu Thuyền dày 220 trang, cuốn Tu Thuyền 2 dày 164 trang.
Zen là từ ngữ của Nhật Bản, chỉ cho môn Thiền học. Nhưng vì danh từ Zen đã trở thành danh từ phổ thông ở các nước Âu Á, nhất là trong các giới Phật tử, nên trong bộ sách này chúng tôi không dùng chữ Jhàna của Ấn Độ, chữ Ch’an của Trung Hoa, chữ Thiền của Việt Nam, mà chỉ dùng chữ Zen của Nhật Bản. Trong bộ sách này, nó cũng có đề cập đến các vấn đề như lịch sử truyền bá, tư tưởng truyền thống và triết lý Thiền của các nước Âu Á khác, nhất là Ấn Độ và Trung Hoa, xây dựng trên quan điểm Zen của Nhật Bản, nên chúng tôi mạo muội đặt tên là “Triết Học Zen”.
Zen phát sinh từ Ấn Độ, nguyên ngữ là Jhàna, dịch nghĩa là Tư duy tu, hay Tịnh lự. Văn hóa Ấn Độ là một nền văn hóa thuần lý triết học. Nền văn hóa ấy đã tạo cho người Ấn Độ một khuynh hướng suy lý tư duy, vì thế Zen đã có trước Phật giáo. Đức Phật Thích Ca là người đã cải biến, thuần hóa Zen của Ấn Độ, tạo nên một thứ Zen tiến bộ, hòa hợp giữa Thiền định và trí huệ, bằng cách tự mình thể nghiệm lấy ở dưới gốc cây Bồ-đề. Zen trở thành một phương pháp tu hành thể nghiệm của Phật giáo bắt đầu từ đó.