TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

Tình trạng: Còn 3 ấn phẩm
Mã sản phẩm: TLGDKD
Tác giả: Kim Định 
Nhà xuất bản: Thanh Bình
Năm xuất bản: 1965
Số trang: 184
GIÁ BÁN: 700.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Triết lý giáo dục" của tác giả Kim Định, do nhà xuất bản Thanh Bình ấn hành năm 1965. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, nguyên bìa gáy, ruột sách đầy đủ trang. Sách được bao bìa cẩn thận và dày 184 trang, lõi sách chắc chắn. 

Giáo sư Kim Định tên đầy đủ là Lương Kim Định (15 tháng 6 năm 1915 – 25 tháng 3 năm 1997) là giáo sư, nhà triết học, linh mục Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu triết học Việt Nam (mà ông gọi là Việt Triết hay Việt Nho). Kim Định sinh tại làng Công giáo Trung Thành, nay thuộc xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp môn Triết học tại Giáo hoàng Chủng viện Thánh Albertô Cả tại thành phố Nam Định. Thụ phong linh mục năm 1943. Năm 1943 đến 1946 ông dạy triết học tại Đại Chủng viện Quần Phương của Giáo phận Bùi Chu. Năm 1947, ông lại sang Pháp nghiên cứu về triết học 10 năm. Ông tốt nghiệp Triết học tại Học viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris), và tốt nghiệp Nho học tại Học viện Trung Hoa Paris (Institut des Hautes Études Chinoises), Paris. 

Quyển "Triết lý giáo dục"  là những tư tưởng của Kim Định về một nền gióa dục tân tiến, hợp với thời đại. Những gì ông nêu ra là cái cội nguồn của giáo dục.Cái giáo dục con người phải liên quan mật thiết với giáo dục tính cách con người. Tác phẩm chia ra thành các mục như bài một nói về Sứ mạng đại học, bài hai nhận định tình hình thế giới, bài ba trong các phương được đưa ra có khuynh hướng truyền thống, phần bốn tiếp tục với truyền thống nhưng thu gọn phía Đông Phương với nhan đề Tam giáo. Phần năm, viết tự triết lý tới Đạo học. 

" Vấn đề giáo dục và văn hóa khỏi nói ai cũng nhận là quan trọng. Vì vậy ngoài Bộ Quốc gia Giáo dục còn có nhiều hội nghị giáo dục được nhóm để tìm giải đáp cho những vấn đề liên hệ.

Triết lý nhân sinh làm sao có thể hờ hững trước những vấn đề quan thiết đến sự sống còn của con người và vận mạng của quốc gia như thế được. Vì thế chúng tôi không ngần ngại đưa vào làm đề tài học hỏi suy luận cho các lớp triết. Trong vấn đề trọng đại như thế phải chia ra hai phần là lập pháp và hiến chương. Lập pháp là phần thuộc về bộ chúng tôi không bàn tới, nhưng chỉ bàn về hiến chương tức là nền tảng căn cơ của giáo dục và văn hóa. Trong phạm vi giáo dục và văn hóa có đến trăm ngàn đường lốỉ nhưng tất cả phải dẫn tới một trung tâm. Tìm ra và xác định cái điểm trọng tâm ấy, đó là việc của triết lý. Và đó là một việc làm dài hơi cần phải dành cho một loạt tiểu luân, ơ đây mới là mẫy bài khai mạc."

0972 873 962