Ấn phẩm"Trường Bộ kinh" do Thượng tọa Thích Minh Châu biên soạn, Viện đại học Vạn Hạnh ấn hành năm 1972. Bộ sách gồm 4 cuốn đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đủ bộ 4 cuốn, đầy đủ bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Cuốn 1 dày 120 trang, cuốn 2 dày 253 trang, cuốn 3 dày 360 trang, cuốn 4 dày 303 trang.
--------------------------------------------
Ba Tạng Pàli gồm Kinh, Luật và Luận. Kinh Tạng có 5 bộ: Digha Nikaya (Trường Bộ Kinh). Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh). Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh), Anguttara Nikaya (Tăng Nhứt Bộ Kinh) và Khuddaka Nikaya (Tiếu Bộ Kinh hay Tạp Bộ Kinh).
Tập Digha Nikaya (Trường Bộ Kinh) này gồm có 34 kinh. Vì mỗi Kinh khá dài, đề cập trọn đủ một vấn đề, không lệ thuộc với Kinh khác, nên tập này được gọi là Digha Nikàya.
Nay chỉ dịch ba Kinh đầu: Brahmajalasutta (Phạm Võng Kinh), Samannaphalasutta (Sa Môn Quá Kinh) và Ambatthasutta (A ma trú Kinh). Ba Kinh này không những là ba Kinh đâu, mà cũng là những Kinh quan trọng bậc nhất.
Kinh Brahmajala giới thiệu 62 tà kiên của các ngoại đạo đương thời, gián tiếp đặt đạo Phật ra ngoài các tà thuyết trên và minh xác lập trường của đức Phật đối với các vần đề vũ trụ và nhân sinh. Kinh này cũng nói đến giới của đức Phật, từ tiếu giới đến đại giới, gián tiếp so sánh đời sống phù phiếm xa hoa của các Sa Môn, Bà La Môn đương thời với đời sống giản dị, giải thoát của đức Thế Tôn. Cũng chính trong Kinh này, đức Phật đã nói, chỉ có kẻ phàm phu tán thán giới đức, còn kẻ trí mới biết tán thán trí đức của Ngài. Vì chính nhờ trí đức, đức Phật tóm thâu được mọi tà thuyết có thể có ở trên đời, truy nguyên căn nhân và động lực của chúng.
Kinh Sàmannaphala (Kinh Sa Môn Quá) giới thiệu thứ bực tu hành của một vị xuất gia theo đạo Phật, từ khi mới bước chân đến cửa Thiên cho đến khi thành đạo chứng quả. Kinh này đã khéo hệ thông hóa sự tu hành của một vị Sa Môn một cách gọn ghẽ và khúc chiết, và trình bày những kết quả tốt đẹp và thiết thực, hạnh Sa Môn ấy đưa đến.
Tiếp đến là Kinh Ambattha (Kinh A Ma Trú), Một Kinh bênh vực cho bình đẳng giai cấp và bác bỏ nền thông trị giai cấp Bà La Môn. Đức Phật cắt nghĩa cho Ambattha (một thanh niên Bà La Môn) rõ địa vị ưu thắng mà giai cấp Bà La Môn tự dành cho mình, không có chân đứng trên thực tế. Ngài nhân mạnh địa vị và giá trị con người, không thể bằng cứ vào giai cấp mà phải dựa trên giới đức và trí đức của con người.
Ba Kinh này đủ giới thiệu giá trị và tầm quan trọng của tập Digha Nikaya. Các Kinh còn lại sẽ được dịch tiếp tục cho đến trọn bộ.