TRƯƠNG VĂN CHÌNH

TRƯƠNG VĂN CHÌNH

TRƯƠNG VĂN CHÌNH

Trương Văn Chình có tên gọi khác là Trình Quốc Quang (1908-1983) là nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Ông sinh 05/12/1908 tại Bắc Ninh. Ông sống, học tập và làm việc tại Hà Nội và Sài Gòn từ năm 1954.

Thuở nhỏ ông học tại trường Bưởi, Trường Cao đẳng Công chánh (Hà Nội)... Ra trường, ông làm việc ngành bưu điện ở các tỉnh miền Bắc.

Năm 1946, ông là đại biểu Quốc hội khóa I, ủy viên Ban Thường trực Quốc hội khóa I, tham gia hội nghị Đà Lạt của phái đoàn do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam dẫn đầu và hội nghị Fontainebleau (Pháp). Sau năm 1954 ông di cư vào Sài Gòn và vẫn phục vụ trong ngành Bưu điện. Ông từng giữ chức Giám đốc Sở Bưu điện Nam Việt (Nam Kỳ), Thanh tra Bưu điện Sài Gòn cho đến khi về hưu (1966).

Tuy làm công chức, nhưng ông chuyên tâm nghiên cứu về tiếng Việt. Công trình đồ sộ của ông là bộ: Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (cùng soạn với Nguyễn Hiến Lê - Đại học Huế xuất bản, 1963). Đây là một công trình quy mô của các tác giả về cách cấu tạo cũng như chức năng của tiếng Việt trong cộng đồng ngôn ngữ dân tộc. Qua tác phẩm ông phân tích được bản chất tiếng Việt một cách có căn cứ khoa học nên đã thuyết phục được nhiều người chuyên môn.

Công trình thứ hai của ông (cũng về tiếng Việt) được viết bằng tiếng Pháp để giới thiệu với những người trong cộng đồng sử dụng tiếng Pháp. Đó là bộ Structure de la langue Vietnamienne do Trung tâm Đại học sinh ngữ Đông Phương (Centre Universitaire des langues Orientales vivantes) xuất bản năm 1970 tại Paris.

Từ năm 1965, ông giảng dạy về ngữ pháp Việt Nam ở Đại học Sư phạm Sài Gòn và Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế.

Năm 1982, ông sang Pháp trị bệnh và mất ở Paris năm 1983 do một tai nạn y khoa.

 

  • Các tác phẩm:
  • Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (1963, Sài Gòn, hợp soạn)
  • Structure de la langue Vietnamienne (Paris, 1970)
  • Hội nghị Pháp Việt Đà Lạt (1950, Hà Nội)
  • Lược khảo về Liên hiệp Anh (1951, Hà Nội)
  • Hội nghị Fontainebleau (1951, Hà Nội)
  • Thực hiện liên hiệp Pháp thế nào (1949)
  • Nho giáo khai tâm (1948)
  • Hiến chương Liên hiệp Pháp (1946)
  • Xứ Ai Lao và điều ước Pháp Lào (1949)
  • Quốc tế công pháp thường thức (1946)
  • Và nhiều chuyên đề về ngôn ngữ học trên các tạp chí ở Sài Gòn.

KHẢO LUẬN VỀ NGỮ PHÁP VIỆT NAM

Ấn phẩm "Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam" do tác giả Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê biên soạn, được Viện Đại Học Huế ấn hành lần thứ nhất năm 1963. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, sách dày 720 trang, ruột đầy đủ, lõi sách chắc chắn. Từ khi Việt ngữ được đặt trờ về địa vị của nó ở Tiểu học, rồi Trung học, rồi Đại học, thì việc soạn một bộ Ngữ pháp Việt Nam thành ra khẩn thiết nhất. Một số người đã lưu tâm đến ván đề đó, và đă nhận...
0972 873 962