VĂN CHƯƠNG TRANH ĐẤU MIỀN NAM

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: VCTDMNNVS
Tác giả: Nguyễn Văn Sâm
Nhà xuất bản: Kỷ Nguyên
Năm xuất bản: 1969
Số trang: 463

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Văn chương tranh đấu miền Nam” của tác giả Nguyễn Văn Sâm do nhà xuất bản Kỷ Nguyên ấn hành năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách nguyên bìa gáy, ruột đầy đủ trang, sách dày 463 trang, lõi sách chắc chắn. Đây là ấn bản có thủ bút và chữ kí tác giả Nguyễn Văn Sâm.

Cuốn sách là những trang ghi lại, phân tinh sâu về đặc điểm của 24 tác giả quan trọng của văn chương Nam Bộ giai đoạn 1945-1950. 

Dưới những áp bức, bóc lột của người Pháp, lại có sự ra đời của chữ Quốc ngữ, người bình dân dễ hiểu, người trí thức dễ viết, văn học từ đây cũng phát triển thêm một bậc. Luồng gió quốc gia, xã hội đến khiến cho người viết văn chú ý đến người chung quanh nhiều hơn. Họ không phải chỉ nói thuần về mình mà còn nói về nhiều thứ khác nữa. Đến giai đoạn 1945-1950, do sự đặc biệt của lịch sử, nền văn học nước ta lại sản sinh ra nền văn chương tranh đấu với nhiều đặc điểm đặc biệt. Văn học làm đoàn kết người dân lại, đoàn kết những người bị áp bức và những người đau lòng vì đồng bào bị áp. Sứ mệnh lịch sử của văn chương, giai đoạn 1945-1950 là vậy, cổ động cho sự đứng lên, sự đoàn kết, sự hy sinh… Do đó có hai mặt: 

  • Tố cáo sự tàn ác bất nhân của thực dân Pháp.
  • Kêu gọi toàn dân lên đường tranh đấu.

Hai con đường trên như hai cánh tay của nền văn chương tranh đấu, một tay thì xô ngã cái lớp sơn đạo đức giả tạo mà người Pháp thực dân đã đeo vào mặt, một tay thì đưa khí giới cho toàn dân để họ diệt quân thù. ta có thể gọi hai hướng đi này là hai khuynh hướng của nền văn chương tranh đấu, một thiên về xã hội nói đến những gì liên quan tới xã hội, dân chúng… Một thiên về quốc gia nói đến sự kiến tạo quốc gia, giết đuổi quân thù để nước nhà độc lập. 

0972 873 962