Ấn phẩm "Vẽ phác chân dung một con người" của tác giả Lê Văn hảo, sách do nhà xuất bản Trình Bày ấn hành năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy. Sách dày 110 trang, ruột đầy đủ trang.
Đến sau những đề xét lý thuyết của dân tộc học. Vẽ phác một chân dung con người là nhằm gọi lại những nét lớn về cuộc sinh hoạt tiến hóa dài dặc liên tục của loài người từ khởi nguyên cho đến nay.
Khác với những quyền sử căn minh chủ yếu dựa trên tài liệu viết và nhấn mạnh trên khía cạnh biến cố, tập sách này sử dụng những tài liệu sống để trình bày những khía cạnh thông thường của sinh hoạt con người, nhất là con người ở xã hội cổ sơ, của hội sống cổ truyền hiện hữu bên lề của chữ viết và máy móc. Đó là những tộc dân, những hội sống mệnh danh là " không có sử".
Thật tình, họ không có sử là vì họ không muốn có, vì họ không thích ghi lại những biến cố của đời người, cho đó chỉ là những tai nạn gây rối loạn cho nếp sống nếp nghĩ bình dị của họ vốn không thích hợp với sự thay đổi xáo trộn mà chỉ hướng đến thăng bằng, bình thường và liên tục.