VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: VNVHSCGBP
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà xuất bản: Bốn Phương
Năm xuất bản: 1951
Số trang: 342
GIÁ BÁN: 1.000.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương” của tác giả Đào Duy Anh được nhà xuất bản Bốn Phương ấn hành năm 1951. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Sách dày 342 trang. 

Việt Nam Văn Hoá Sử Cương in từ 1938 tại Quan Hải tùng thư của cụ Đào Duy Anh , nay được tái bản lại không chỉ vì lòng ngưỡng mộ một tên tuổi lớn trong nền văn hoávà sử học nước nhà, mà còn vì trong sự nghiệp giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc của chúng ta. Việt Nam Văn Hoá Sử Cương với học vấn uyên bác và tài liệu phong phú mà tác giả đã thu lượm được trên các sách, báo Đông Tây Kim Cổ mong giúp ích cho đời (như lời tác giả) sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị hiện tại.

Việt Nam văn hoá sử cương là một trong những công trình quan trọng nhất của học giả Đào Duy Anh. Trên quan niệm súc tích “văn hóa là sinh hoạt”, Đào Duy Anh đã bao quát tất cả các mảng sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt chính trị - xã hội, và sinh hoạt trí thức, do đó đã tóm tắt, phác họa và minh định được ở chừng mực nào đó lược sử văn hóa của người Việt như một dân tộc, một văn hóa. Nhưng còn hơn thế, ông chỉ ra cả những biến đổi của văn hóa Việt Nam ở thời đoạn Âu hóa, với sự rạn vỡ, hoặc biến đổi của những giá trị cũ và sự lên ngôi của những giá trị mới.

“ Tổ tiên ta bắt đầu học chữ Hán ngay từ buổi đầu đời Bắc thuộc, mà có lẽ từ đời Triệu Đà nữa, song việc giáo dục bắt đầu có tổ chức thì từ đời Sĩ Nhiếp. Cách tổ chức ấy, sử sách không chép rõ như thế nào, song ta có thể đoán là còn sơ sài lắm, mà trình độ giáo dục cũng chưa được cao, cho nên phàm những người có tiếng về học vấn ở thời đại Bắc thuộc đều đã du học ở Trung Quốc (Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng). Đến triều Ngô và triều Đinh độc lập vì trị nước không được lâu mà lại phải lo chỉnh đốn việc võ bị và chính trị, chưa rảnh mà tổ chức việc giáo dục, cho nên việc học bấy giờ chỉ có ở trong các chùa chiền. Ta có thể nói rằng đời bấy giờ Hán học nhờ Phật học mà truyền bá ở trong dân gian. Lý Công Uẩn là vua sáng nghiệp của triều Lý, cũng từng chịu giáo dục ở nhà chùa.

0972 873 962