VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ GIẢN ƯỚC TÂN BIÊN

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: VNVHSGUTBL1
Tác giả: Phạm Thế Ngũ 
Nhà xuất bản: Quốc Học Tùng Thư
Năm xuất bản: 1965
Số trang: Trọn bộ 3 cuốn

Giới thiệu sách

Bộ sách “Lịch sử Văn học Việt Nam tân biên giản ước” của tác giả Phạm Thế Ngũ, được nhà xuất bản Quốc Học Tùng Thư ấn hành lần thứ nhất năm 1965. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu trọn bộ 3 cuốn có tình trạng tốt, sách chưa rọc, bìa gốc, Sách bao gồm áo ngoài, bìa và ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. 

“Thật ra trả thời kỳ thời kỳ tổ tiên ta mượn chữ Hán để làm thi văn, không phải các cụ đã không có những toan tính sáng tạo. Như đời Trịnh, Nguyễn Huy Oánh có làm thơ lục bát chữ Hán, triều Nguyễn, Đinh Nhật Thuận có để lại một khúc ngâm song thất lục bát chữ Hán. Song đó chỉ là những thí nghiệm, không ai hưởng ứng nên không nẩy nở được. Phần nào, vì cái tâm lý sùng bái mẫu mực Trung Hoa của nho gia ta, song lý do chính vẫn là vì mình sử dụng một thứ chữ không phải của nước mình. Người mình tất không dám đặt ra những từ nữ, thành ngữ Hán văn mới. Thi gia mình tất không dám tự ý sáng tạo ra những cách diễn đạt bằng chữ Hán khác người Tàu. Có khi chỉ vì sự người ta chê cười. 

Mặt khác, cũng không thể nào đem câu Hán văn đồng hoá với ngôn ngữ của quảng đại dân chúng để cầu lấy sự ủng hộ, sự tham gia sáng tạo của đám đông. Ngoài ra văn gia bị tù hãm trong một thứ ngoại ngữ không có ăn thông với tiếng nói của dân tộc, mà thứ ngoại ngữ ấy du nhập từ thời Đường Tống, đình trệ trong cổ văn kinh sử, cắt đứt với nguồn gốc tiếng nói của dân tộc, cắt đứt với nguồn gốc sáng tạo nơi bản xứ của nó, có khuynh hướng trở nên một thứ tử ngữ. Có thể nói trong bấy lâu, các cụ đã vẫy cùng trong một tử ngữ. Như vậy bảo sao có thể sáng tạo ra những hình thức văn học tân kỳ. Các cụ chỉ lẩn quẩn ở chỗ bắt chước một số khuôn mẫu cổ Trung Hoa nào thơ nào phú, nào tao nào tuyền, nào cổ nào cận. Ra ngoài nữa thì bát bi, nào ký, bài tự, bài minh. Đại để chỉ có vậy thôi.” 

(Trích- Chương Kết luận của quyển I) 

0972 873 962