BÙI KỶ

BÙI KỶ

BÙI KỶ

Bùi Kỷ (05/01/1888 – 19/05/1960), tên chữ là Ưu Thiên, hiệu là Tử Chương, là nhà giáo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu văn hóa có ảnh hưởng trong những năm đầy biến động của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20.

Bùi Kỷ quê ở làng Châu Cầu, phủ Lý Nhân (nay thuộc xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), trong một gia đình khoa bảng Nho học. Tổ tiên họ Bùi gốc ở xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội). Khoảng cuối triều Lê, một nhánh họ Bùi chuyển đến ở Châu Cầu lập nghiệp. Ông nội Bùi Văn Quế (1837-1913) làm quan đến Tham trị bộ Hình thì cáo quan về quê. Cha ruột Bùi Thức (1859-1915) đỗ Tiến sĩ Nho học (1898), không ra làm quan, ở nhà dạy học và viết sách. Một người em gái của Bùi Kỷ là Bùi Thị Tuất về sau lấy chồng là nhà chính trị Trần Trọng Kim.

Từ nhỏ Bùi Kỷ, giống như nhiều trí thức khác của giai đoạn này, tiếp nhận một nền giáo dục pha trộn giữa Nho học và tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ.

Năm 1909, trong lần đầu dự thi Hương, Bùi Kỷ đỗ cử nhân. Năm sau vào Huế thi Hội và thi Đình, ông lại đỗ Phó bảng và được triều đình Huế bổ đi làm Huấn đạo, nhưng Bùi Kỷ từ chối, lấy cớ phải ở nhà phục dưỡng cha và ông nội đều đang già yếu.

Năm 1912, ông được cử sang Paris, Pháp học Trường Thuộc địa (École coloniale). Nhân dịp này Bùi Kỷ đi du lịch nhiều nơi ở Pháp và các nước lân cận. Ông cũng có dịp tiếp xúc với một số người Việt yêu nước và cách mạng đang lưu ngụ và làm việc ở Pháp, trong đó có Phan Chu Trinh. Năm 1914, Bùi Kỷ về nước. Ông được phủ Thống sứ Bắc Kỳ gọi lên bổ dụng nhiều lần, nhưng đều từ chối. 

Sau khi cha và ông nội đều qua đời, Bùi Kỷ bỏ sang Quảng Châu, Trung Quốc hai năm. Ông về nước khi đã 30 tuổi, từ năm 1917 ông ra Hà Nội dạy học. Bùi Kỷ dạy tại các trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng công chính, Cao đẳng pháp chính. Ngoài ra từ năm 1932, ông còn dạy cho hai trường tư thục là Văn Lang và Thăng Long. 

Ngoài việc dạy học, Bùi Kỷ còn là một nhà biên khảo, nhà sáng tác, cộng tác với một số báo chí ở Hà Nội như Nam Phong, tập san của hội Khai Trí Tiến Đức, báo Trung Bắc Tân Văn... Ông còn tham gia các hoạt động văn học xã hội của giới trí thức Hà thành như kỷ niệm 105 ngày mất thi hào Nguyễn Du (1925), lễ truy điệu chí sĩ Phan Chu Trinh ở Hà Nội (1926), phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ...

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bùi Kỷ là một trong số những nhân sĩ trí thức được chính phủ mới trọng vọng.

Năm 1946, Hồ Chí Minh cử Bùi Kỷ làm Phó ban lãnh đạo thanh toán nạn mù chữ, sau làm Trưởng ban Bình dân học vụ toàn quốc, là thành viên của chính phủ Việt Minh mới thành lập. Năm 1948 ông được mời tham gia Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 3, làm chủ tịch Hội Liên Việt liên khu 3, Hội trưởng hội giúp binh sĩ tị nạn liên khu 3. Ông được chính phủ tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất.

Ngoài ra, Bùi Kỷ còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt-Trung.

Ông mất ngày 19/05/1960 tại Hà Nội, thọ 72 tuổi.

 

  • Các tác phẩm:
  • Truyện Thúy Kiều (Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo), Hà Nội 1925
  • Việt Nam văn phạm (Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim và Phạm Duy Khiêm soạn)
  • Quốc văn cụ thể, Tân Việt Nam thư xã, Trung Bắc tân văn, Hà Nội 1932
  • Truyện trê cóc, Khai trí tập san, số 4, tháng 12 năm 1941
  • Hán văn trích thái diễn giảng khóa bản (cùng soạn với Trần Văn Giáp, 1942)
  • Văn chương, Đồng Thanh, 1932, số 1, 2, 5
  • Thơ văn Bùi Kỷ (Nguyễn Văn Huyền sưu tầm, giới thiệu), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1994
  • Việt Nam văn phạm bậc trung học (soạn chung với Trần Trọng Kim và Phạm Duy Khiêm, 1940)
  • Tiểu học Việt Nam văn phạm (soạn cùng với Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh, 1945)

QUỐC VĂN CỤ THỂ

Ấn phẩm "Quốc văn cụ thể" do cụ Ưu Thiên Bùi Kỷ biên soạn, sách được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành lần thứ hai năm 1950. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sach còn đủ bìa trước và bìa sau, gáy sách bị mất một tý xít phía trên, ruột sách trắng và đẹp, chữ in rõ không bị nhoè mực. Sách dày 180 trang.  Sự học ở nước ta ngày nay đã biến đổi hầu hết, và sự sinh hoạt cũng đã cải cách đi nhiều, thế mà người mình vẫn giữ được cái tính lưu...

VIỆT NAM VĂN PHẠM

Ấn phẩm "Việt Nam văn phạm" của tác giả Trần Trọng Kim cùng làm với hai cụ Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm, sách do nhà xuất bản Tân Việt ấn hành năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 212 trang, kích thước 20x14cm.  Cuốn Việt Nam Văn Phạm, do Trần Trọng Kim cùng làm với Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm khoảng năm 1940, trước khi Phạm Duy Khiêm lên đường sang Pháp tòng quân đánh Phát xít Đức, là cuốn sách tiếng Việt, về văn...
0972 873 962