CHÂN DUNG PHAN THANH GIẢN

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: CDPTGNDO
Tác giả: Nguyễn Duy Oanh
Năm xuất bản: 1974'
Số trang: 475

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Chân Dung Phan Thanh Giản" của tác giả Nguyễn Duy Oanh, sách được nhà xuất bản Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên ấn hành lần thứ nhất năm 1974. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, Sách dày 475 trang, lõi sách chắc chắn, ruột sách đẹp, đầy đủ trang.

Phan Thanh Giản là người có tư tưởng canh tân được biểu hiện trình tự như sau:

Trong sớ dâng lên Thiệu Trị, Phan Thanh Giản đã đề xuất yêu cầu cải cách chốn quan trường, bằng cách dựa vào dân, lấy ý dân để sửa đổi chính pháp: “Xin vua xuống một đạo Dụ nói rõ: bên trong thì đại thần ngôn quan, bên ngoài thì các viên chức lớn phải nên đem hết, trí nghĩa ra và mối chân tình trung quân ái quốc đối với các điều lợi hại về đời sống của dân không kể lớn nhỏ, không cần kiêng nể, đều phải bày tỏ không nên giấu giếm để cho kẻ có tấm lòng chân thực và có chước lạ, mưu cao sẽ được cơ hội đạo đạt lên trên, thì bao nhiêu vụ hư thực ở chốn dân gian và các quan lại ai hay, ai dở đều soi thấu hết. Chừng ấy Hoàng thượng sẽ chọn điều tốt đem ra thi hành, còn bao nhiêu điều dở đều sẽ bỏ đi, miễn sao cho những tình tệ của quan lại phải được tạo thành, quân sĩ phải có thực số, xóm làng ấm no, yên ổn, biên phòng sẽ được vững chắc, rồi sau thế nước sẽ được tôn trọng lâu dài” .

Trong sớ dâng Tự Đức, Phan Thanh Giản đưa ra 8 điều khuyên can trong đó có đề xướng cải cách việc tuyển dụng quan lại như: Lựa người trung lương, đừng cho những kẻ ham muốn quyền lợi kiếm đường lo lót, xin thêm lương bổng cho hậu để các quan trau dạ thanh liêm” và trong quận sự: “Xin bớt công việc cho lính rảnh rang để thường thường rèn luyện trận đồ…”. Còn về kế sách giữ nước: “Cốt nhất nuôi dân chăm cày cấy, nuôi lính đủ ăn, lưu ý như thế thì sức dân thư thả mà quân có chỗ dạy, sức đất không bỏ phí mà lương có chỗ ra. Quân giỏi, lương đủ như nước chảy cuồn cuộn không hết”.

Đến khi đi Pháp về, tầm mắt của cụ được mở rộng, cụ đã kêu gọi đồng bào mau thức dậy canh tân đất nước qua bài thơ:

Từ ngày đi sứ đến Tây kinh

Thấy việc Âu châu phải giật mình

“Kêu rủ đồng bào mau thức dậy”

Hết lời năn nỉ chẳng ai tin

 và khuyên vua: Giao thiệp với các nước bạn, cho dân xuất dương du học, giao thương với nước ngoài”…

Đó là những việc mà sau này Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh… cũng đề xướng.

0972 873 962