Ấn phẩm "Gia Định xưa và nay" của soạn giả Huỳnh Minh, sách do nhà xuất bản Khai Trí ấn hành lần thứ nhất năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn.
Gia Định ngày xưa vốn là thủ phủ của miền Nam nước Việt. Địa danh là Gia Định thường đi kèm với địa danh Đồng Nai, để chỉ về toàn lãnh thổ trong Nam:
"Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai vào Gia Định, Đồng Nai thì vào"
Ngược dòng lịch sử, đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp (nay là Campuchia). Tuy nhiên, "thuộc" một cách lỏng lẻo: "các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy phải tập trung lực lượng ởphía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa.
Cuốn Gia Định xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh là một tư liệu quý giá và bổ ích. Ông tâm sự:" Soạn Gia Định xưa chúng tôi cố sưu khảo mọi phương diện, sao cho xứng đáng là một thành phố ở miền Nam đáng được biểu dương. Chúng tôi cố khơi dậy mạch sống của đất Đồng Nai phì nhiêu, Cửu Long hùng dũng, huyền nhiệm."