HUỲNH THÚC KHÁNG

HUỲNH THÚC KHÁNG

HUỲNH THÚC KHÁNG

Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên (hay Minh Viên), là một chí sĩ yêu nước người Việt Nam. Ông còn có các bút danh khác như: Sử Bình Tử, Tha Sơn Thạch, Khi Ưu Sinh, Xà Túc Tử, Thức Tự Dân, Ưu Thời Khách, Hải Âu, Ngu Sơn, Khách Quan…  Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: Cụ Huỳnh.

Theo tên chữ Hán trên trang bìa quyển Tập diễn-văn của ông Hoàng-Thúc-Kháng, in năm 1926 thì đúng ra đọc (và viết) tên ông phải là Hoàng Thúc Kháng. Tuy nhiên, do kiêng húy Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng, họ Hoàng phải đổi thành Huỳnh. Tuy vậy, vẫn có sách dùng Hoàng Thúc Kháng.

Ông sinh ngày 01/10/1876, là người làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Huỳnh Văn Phương, tự Tấn Hữu, xuất thân nhà nông hào nhưng cũng học qua Nho học, nhiều phen thi cử nhưng không đỗ. Mẹ ông là Nguyễn Thị Tình, người làng Hội An nhưng cư ngụ ở làng Phú Thị (nay thuộc xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước), em ruột Phó bảng Nguyễn Đình Tựu.

Nguyên tên ông là Huỳnh Văn Thước, là con trai thứ 4 và là con trai út trong nhà, nhưng vì 2 anh trai mất sớm, chị gái cả Huỳnh Thị Duật sinh năm 1873, lấy chồng tại Hương Lâm, Tứ Chánh nay thuộc xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam nên ông là người con trai duy nhất. Bởi sự kỳ vọng của song thân, từ nhỏ ông đã được rèn dạy để tiến thân bằng khoa cử.

Ông bắt đầu học chữ Nho từ năm 8 tuổi dưới sự dạy dỗ của người cậu ruột là Tế tửu Quốc tử giám Nguyễn Đình Tựu, đổi tên là Huỳnh Hanh, tự là Giới Sanh. Năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm 1900 ông đậu Giải nguyên kỳ thi Hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa.

Năm Giáp Thìn 1904 ông đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân.

Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm 1908, rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 11 năm, đến mãi năm 1919 mới được trả tự do.

Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp, ông từ chức.

Năm 1927 ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, được xuất bản tại Huế, và bị chính quyền thời bấy giờ đình bản năm 1943.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Thời gian này ông còn là Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Cuối năm 1946, ông là Đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 21/04/1947, ông lâm bệnh nặng và mất tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của ông, nhân dân đã an táng ông trên đỉnh núi Thiên Ấn.

 

  • Các tác phẩm:
  • Thi Tù Tùng Thoại
  • Lịch sử Phan Tây Hồ tiên sinh
  • Thơ văn với thời đại
  • Thi văn các nhà chí sĩ Việt Nam (ký Phi Bằng)
  • Huỳnh Thúc Kháng niên phố
  • Bức thư bí mật
  • Bài ca lưu biệt

HUỲNH THÚC KHÁNG - CON NGƯỜI VÀ THƠ VĂN

Ấn phẩm "Huỳnh Thúc Kháng" do tác giả Nguyễn Quang Thắng biên soạn, sách được nhà nhà xuất bản Phủ quốc vụ Khánh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành năm 1972. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 390 trang. ​Huỳnh Thúc Kháng là nhà chính trị- nhà chí sĩ, là nhà thơ, nhà học giả, nhà văn hóa chuẩn mực, nhà báo chân chính. Lịch sử còn ghi tên ông với tư cách là một nhà viết sử, không chỉ là “sử gia của phong trào Duy Tân”...

THI TÙ TÙNG THOẠI

Ấn phẩm "Thi tù tùng thoại' của tác giả Huỳnh Thúc Kháng, sách do nhà xuất bản Nam Cường ấn hành năm 1951. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, sách dày 274 trang, ruột sách đẹp, lõi sách chắc chắn. Thi tù tùng thoại (nguyên ông viết bằng chữ Hán ở Côn Đảo, khi được trả tự do sách bị tịch thu và đốt, sau về Huế, ông chép lại theo trí nhớ và dịch ra tiếng Việt), trong đó, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều tài liệu liên quan đến hoàn cảnh xã hội, diễn tiến...
0972 873 962