KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM 

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: KTPGVN
Tác giả: Nguyễn Bá Lăng
Năm xuất bản: 1973
Số trang: 130
GIÁ BÁN: 2.000.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bá Lăng được Viện Đại học Vạn Hạnh ấn hành lần thứ nhất năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, các bản đồ, bản vẽ kiến trúc trong cuốn sách còn rất đẹp. Sách khổ lơn và chỉ ra được tập một vì lý do nào đó mà tập hai có thể chưa được xuất bản

Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng là một kiến trúc sư tài năng, được hưởng nền giáo dục của Phương Tây nhưng ông không hề lệ thuộc mà đã khéo léo sử dụng để tìm hiểu ghi nhận sắc thái kiến trúc của Phật giáo Việt Nam. Ông đã tỉ mỉ ghi nhận, nghiên cứu với khả năng của nhà chuyên môn kèm theo sự rung cảm của một người dành yêu thương nồng nàn cho đất nước cùng đạo pháp để làm sống lại những ngôi chùa từ Bắc vào Nam với quy mô, kích thước và cảnh trí thiên nhiên ở chung quanh. Ông đã gắng công chỉ ra được lý do của từng thứ kiến trúc, của từng bộ phận, của từng chi tiết, nhất nhất đều có ý nghĩa. 

Đạo Phật, qua hình ảnh ngôi chùa, ngọn tháp là những biểu trưng. Thật vậy, một mái chùa cong, một ngôi tháp cổ đủ nói lên trọn vẹn cái ý nghĩa và hồn tính của một dân tộc và hơn nữa, nó còn là suối nguồn, mạch sống cho cả giống nói ta nương vào để tồn tại qua bao nhiêu biến chuyển. Để ý, ta sẽ thấy ở khắp nơi trong nước, làng nào cũng có ít nhất một ngôi chùa thời Phật, đồng thời cũng là giảng đường để khai đạo, nhằm phục vụ hữu hiệu công cuộc ích quốc, lợi dân. 

Sắc thái kiến trúc đặc biệt Việt Nam mang một sử tính thời đại khác nhau, nhằm ghi nhận hoá nếp sinh hoạt đạo Phật trong dân gian, cũng là để vừa phụng sự Đạo pháp vừa phục vụ Dân tộc một cách hữu hiện hơn. Nơi am thanh cảnh, nơi “không sơn tịch mịch đạo tâm sinh” (Núi vắng lặng lẽ và nơi nảy sinh lòng đạo) là lý tưởng nên những ngôi chùa ở đồng bằng không xa thị tứ, hay ở giữa đế đô vẫn mang vẻ thanh u. 

Chùa chiền tô điểm cho thiên nhiên, thiên nhiên tô điểm cho chùa chiền, tuy hai mà một. Nhìn những mái chùa cong cong, bai bai, trong những cột gỗ lim, để rồi khi bước vào ngôi chùa thâm thấp, thâm u phảng phất khói hương, hãy đặt tay vào những cột gỗ lim một tay ôm, ta sẽ thấy thiên nhiên còn tiếp tục, còn sinh hoạt, còn thở trong lòng kiến trúc giữa bầu không khí tâm linh. Gỗ thở, ta thở, Phật thở- tất cả đều là một, một là tất cả. 

0972 873 962