LÊ VĂN HOÈ

LÊ VĂN HOÈ

LÊ VĂN HOÈ

Học giả Lê Văn Hòe - Nhà văn, Nhà nghiên cứu lịch sử, Nhà giáo - bút danh là Vân Hạc, sinh ngày 01/11/1911 tại làng Mụ, thôn Mỗ Xá, xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ, Hà Đông (sau là Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Năm 6 tuổi ông học chữ Hán, 9 tuổi bắt đầu học tiếng Pháp. Ông học trường Bưởi, sau cuộc bãi khóa để tang cụ Phan Chu Trinh của học sinh, ông thôi học và bắt đầu làm báo, viết sách.

Năm 16 tuổi, Lê Văn Hòe viết cuốn sách giáo khoa “Khai tâm luân lý”. Năm 1930 - 19 tuổi, ông viết cuốn “Bể lòng”, đây là cuốn truyện văn học đầu tiên của ông. Năm 1931, Lê Văn Hòe cho in tập “Mảnh hồn thơ”, một trong những tập thơ của dòng văn học lãng mạn. Năm 1936, trong phong trào Mặt trận Dân chủ sôi nổi ở nước ta, ông tham gia Ban Biên tập báo Đời mới. Tờ báo này ra được 6 số thì bị chính quyền thực dân đóng cửa. Sau đó Lê Văn Hòe làm Chủ bút tờ Ngọ báo (sau đổi tên là Việt báo) và phụ trách phần nghiên cứu của tờ Trung Bắc chủ nhật. Từ năm 1941 trở đi, Lê Văn Hòe mở NXB Quốc học thư xã, vừa làm Giám đốc vừa viết sách nghiên cứu văn học và sử học. Thời kỳ này, tác phẩm của ông ngả về khuynh hướng phục cổ, đề cao nho giáo. 

Sau ngày Pháp gây hấn, Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, năm 1946, Lê Văn Hòe đưa gia đình tản cư ra vùng tự do. Vì hoàn cảnh, ông buộc phải đưa gia đình về Hà Nội kiếm kế sinh nhai, chuyên tâm vào nghề dạy học và hoạt động xuất bản. Cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, Thủ đô giải phóng, Lê Văn Hòe ở lại Hà Nội, không di cư vào Nam như nhiều người khác. 

Từ năm 1954, Lê Văn Hòe làm giáo viên giảng dạy văn học và lịch sử ở trường Albesaraut cho đến năm 1964, sau đó về trường cấp 2 Tam Hiệp, Thanh Trì dạy học tiếp và mất vào ngày 13/12/1968 tại nhà riêng ở 74 phố Tô Hiến Thành, Hà Nội.

Học giả Vân Hạc Lê Văn Hòe cũng chính là một trong những dịch giả đầu tiên đưa thơ Nga tới bạn đọc Việt Nam. Ông nổi tiếng với tập thơ “Gió Tây” (Quốc học thư xã, 1952) gồm 37 bài thơ của 32 tác giả thuộc 20 nền văn học trên thế giới.

 

  • Các tác phẩm:
  • Khai tâm luân lý (1927, sách giáo khoa)
  • Bể lòng (1930, truyện)
  • Mảnh hồn thơ (1931, tập thơ)
  • Huyết vệ Đại Vũ Hán. Thiết huyết thanh niên (Dịch in báo hằng ngày, sau in thành sách) (1939)
  • Quốc sử đính ngoa (1941)
  • Thi nghệ ( Lư­ợc luận về thơ và nghệ thuật làm thơ) (1941)
  • Ng­ười lịch thiệp (1941, tiểu luận)
  • Học thuyết Mặc Tử (1942, nghiên cứu)
  • Trăm hoa (1942, phê bình thơ)
  • Thi thoại (1942)
  • Tầm nguyên tự điển (1942)
  • Tứ phối (1942)
  • Tứ thư (1943)
  • Lư­ợc luận về phụ nữ Việt Nam (1943, tiểu luận)
  • Nghệ thuật và Danh giáo (1943, tiểu luận)
  • Khổng Tử học thuyết (1943, tựa của Phạm Quỳnh, 3 quyển)
  • Hàn lâm viện (1943)
  • Giao chỉ (1943)
  • Sĩ (1943)
  • Thống chế (1943)
  • Tứ bình (1943)
  • Lịch sử báo chí thế giới (1944)
  • Gió Tây (1952, tập thơ)
  • Tục ngữ l­ược giải (1952, 3 quyển)
  • Tìm hiểu tiếng Việt (1952)
  • Những bài học lịch sử (Tập I : Quang Trung; Tập II : H­ưng Đạo V­ương; Tập III: Bình Định Vư­ơng; Tập IV : Hồ Quý Ly; Tập V : Mạc Đăng Dung) (1952)
  • Truyện Kiều chú giải (1953)
  • Tự vị chính tả (1953)
  • Cung oán chú giải (1954)
  • Chữ nghĩa truyện Kiều
  • Triết lý truyện Kiều (1954)
  • Thành ngữ cách ngôn
  • Văn pháp Việt Nam
  • Luận thi tiểu học
  • Luận thi trung học
  • Phép làm luận
  • Sử ký lớp nhất (tiểu học) - Sử ký lớp nhì
  • Luận lớp nhất (tiểu học) - Luận lớp nhì
  • Luận đệ thất đệ lục

TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI

Ấn phẩm “Truyện Kiều chú giải” do tác giả Lê Văn Hoè chú giải, được nhà xuất bản Quốc học Thư xã ấn hành lần thứ nhất năm 1953. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, Sách đóng bìa xưa còn bìa gốc, lõi sách rất đẹp, ở trang đầu tiên có bút tích của chủ sở hữu trước.  Từ khi in ra chữ quốc ngữ, truyện Kiều đã được dẫn giải, chú thích, bình luận không biết bao nhiêu lần rồi.  Nhiều bản chú giải công phu, như các bản của Bùi Khánh Diễn, Nguyễn Văn Vĩnh (người đã có công...

TỤC NGỮ LƯỢC GIẢI

Ấn phẩm "Tục ngữ lược giải" do tác giả Văn Hòe (Cụ Vân Hạc Lê Văn Hoè) biên soạn, sách được nhà xuất bản Ziên Hồng ấn hành năm 1957. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách dày 225 trang, ruột đầy đủ, lõi sách chắc chắn. Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt, hoặc vì ý tưởng bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý nghĩa...
    0972 873 962