YUKIO MISHIMA

YUKIO MISHIMA

YUKIO MISHIMA

Yukio Mishima (1925-1970), tên thật Hiraoka Kimitake, là một nhà văn và nhà biên kịch Nhật Bản. Mishima sinh ra tại quận Yotsuya ở Tokyo (ngày nay là một phần của Shinjuku). Cha ông, Azusa Hiraoka, làm công chức còn mẹ ông Shizue, là con một hiệu trưởng tại Tokyo.

Ban đầu ông sống với ông bà nội, sau đó trở về sống với cha mẹ năm 12 tuổi. Ở tuổi 12, Mishima viết những câu chuyện đầu tiên của ông. Ông đọc rất nhiều các tác phẩm của Oscar Wilde, Rainer Maria Rilke và vô số những tác gia kinh điển Nhật Bản khác. Ông nhập học một trường dành cho tầng lớp quý tộc ở Nhật. Sau sáu năm học, Mishima trở thành thành viên trẻ nhất trong ban biên tập văn học của trường, ông bị cuốn hút bởi các tác phẩm của Tachihara Michizō. Mishima được mời viết truyện ngắn văn xuôi cho tạp chí văn học của trường. 

Mishima bị gọi kiểm tra sức khỏe quân ngũ trong thế chiến II. Nhưng khi kiểm tra sức khỏe, ông bị cảm lạnh và đã nói dối với bác sĩ quân đội rằng mình bị lao, vì vậy Mishima đã được tuyên bố là không đủ tiêu chuẩn sức khỏe nhập ngũ.

Dù cho người cha cấm ông không được viết truyện nữa, nhưng Mishima vẫn tiếp tục bí mật viết vào buổi đêm, dưới sự ủng hộ và bảo vệ của mẹ ông. Tham dự các buổi thuyết giảng ban ngày và viết truyện ban đêm, Mishima tốt nghiệp trường Đại học Tokyo năm 1947. Sau đó ông giành được một vị trí nhân viên bộ tài chính trong chính phủ. Tuy nhiên, Mishima lại cảm thấy kiệt sức và cha ông đồng ý cho ông từ chức trong năm đầu tiên để tập trung thời gian cho viết lách.

Mishima đã đi tới rất nhiều nơi; năm 1952, ông tới thăm Hy Lạp, đất nước đã từng làm say đắm ông từ thời thơ ấu. Mishima từng ba lần được đề cử giải Nobel và là một nhà văn yêu thích của rất nhiều nhà xuất bản quốc tế.

Năm 1955, Mishima tham gia lớp tập thể thao và chế độ dinh dưỡng cho tập luyện ba buổi một tuần được ông tuân thủ trong suốt 15 năm cuối đời. Mishima kết hôn với Yoko Sugiyama ngày 11 tháng 6 năm 1958 và có hai con là Noriko (1959) và Lichiro (1962).

Năm 1967, Mishima gia nhập Lực lượng phòng vệ đất liền Nhật Bản và trải qua việc tập luyện cơ bản. Một năm sau đó, ông thành lập Tatenokai (Hội lá chắn) nhằm tập hợp các thanh niên trai tráng có võ và thề sẽ bảo vệ Nhật Hoàng.

Trong 10 năm cuối cuộc đời, Mishima viết một vài vở kịch và tham gia đóng trong vài bộ phim cũng như đồng chỉ đạo một bộ phim chuyển thể từ một trong những chuyện của ông, Patriotism, the Rite of Love and Death.

Ngày 25/11/1970 là ngày chấn động trong lịch sử văn học Nhật Bản. Đó là ngày Yukio Mishima tự sát ở ngay trước cửa Cục phòng vệ Nhật Bản tại thủ đô Tokyo.

  • Các tác phẩm:
  • Lời tự thú của chiếc mặt nạ (1948)
  • Khao khát yêu đương (1950)
  • Cấm sắc (1953)
  • Tiếng sóng (1954)
  • Kim Các Tự / Ngôi đền vàng (1956)
  • Ngôi nhà của Kyoko (1959)
  • Sau bữa tiệc (1960)
  • Chiều hôm lỡ chuyến - Người thủy thủ bị biển khước từ (1963)
  • Silk and Insight (1964)
  • Acts of Worship (1965)
  • Madame de Sade (1965)
  • Ưu quốc (1966)
  • Chết giữa mùa hè (1966)
  • Đạo của Samurai / Nhập môn 'Nấp dưới lá' (1967)
  • My Friend Hitler and Other Plays (1968)
  • Mặt trời và thép (1970)
  • Bể phong nhiêu (1964-1970)
  • Tuyết xuân (1968)
  • Ngựa bon (1969)
  • Chùa bình minh (1970)
  • Sự thối rữa của thiên thần (1970)

KIM CÁC TỰ

Ấn phẩm "Kim các tự" của tác giả Yukio Mishima, do dịch giả Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh chuyển ngữ Việt văn, sách được nhà xuất bản An Tiêm ấn hành lần thứ nhất năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng sách đẹp, tốt, bìa gáy còn nguyên, ruột đẹp, đủ trang, sách dày 321 trang, có áo bên ngoài. Yukio Mishima (1925-1970) tên thật là Kimitake Hiraoka, là nhà văn hiện đại rất nổi tiếng của Nhật Bản. Ông từng hai lần nằm trong danh sách đề cử giải Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Tuy không được trao tặng...

TIẾNG SÓNG

Ấn phẩm “Tiếng sóng” của tác giả nổi tiếng người Nhật Bản Mishima Yukio do dịch giả Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh chuyển ngữ từ nguyên tác Nhật ngữ sang Việt văn, sách được nhà xuất bản Sông Thao ấn hành lần thứ nhất năm 1971. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, áo ngoài, bìa nguyên gốc, màu đẹp. Lõi sách sạch, giấy và mực in đẹp, không bị rách, cong góc. “Tiếng sóng” lần đầu được ra mắt độc giả vào năm 1954. Đây là một tác phẩm tiếp tục khẳng định tài năng của cây bút...
0972 873 962