NHẤT LINH

NHẤT LINH

NHẤT LINH

Nguyễn Tường Tam (1906-1963) là một nhà văn, nhà báo với các bút danh: Nhất Linh, Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng du, Tân Việt, Đông Sơn (khi vẽ); và cũng là chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Ông sinh ra tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Nguyên quán của ông là làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông nội Nguyễn Tường Tam là Nguyễn Tường Tiếp, làm tri huyện Cẩm Giàng, gọi là Huyện Giám. 

Gia đình Nguyễn Tường Tam sống ở Cẩm Giàng. Cha ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Thuở nhỏ, Nguyễn Tường Tam theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường Bưởi ở Hà Nội. Năm 16 tuổi, Nguyễn Tường Tam làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài “Bình Luận Văn Chương về Truyện Kiều” đăng trên Nam Phong tạp chí.

Cuối năm 1923, ông đậu bằng Cao tiểu nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng nên ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Thời gian đó, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nguyên.

Năm 1924, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ. Năm 1926, Nguyễn Tường Tam vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di, định cùng làm báo. Sau này ông phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học.

Năm 1927, Nguyễn Tường Tam sang Pháp du học. Ở nơi ấy, ông vừa học khoa học, vừa nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước trong năm đó.

Trở về nước, Nguyễn Tường Tam xin ra tờ báo trào phúng “Tiếng cười”, nhưng lần nào hỏi thăm đều nghe là “chờ xét”. Trong thời gian chờ đợi giấy phép ra báo, ông xin dạy học tại trường tư thục Thăng Long. Ở đó ông quen biết với thầy giáo dạy Việt văn là Trần Khánh Giư (tức Khái Hưng).

Năm 1932, Nguyễn Tường Tam mua lại tờ tuần báo Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai, và trở thành Giám đốc kể từ số 14, ra ngày 22/09/1932. Trong năm ấy, ông và các cộng sự quyết định thành lập Tự Lực văn đoàn. Về sau, văn đoàn chính thức tuyên bố thành lập ngày 02/03/1934 (báo Phong Hóa số 87).

Tháng 6 năm 1935, báo Phong Hóa bị đóng cửa ba tháng. Sau đó ra tiếp được hơn một năm, thì bị đóng cửa vĩnh viễn (số cuối 190 ra ngày 05/06/1936). Tháng 12/1936, trên báo Ngày Nay, Nguyễn Tường Tam cùng nhóm Tự Lực văn đoàn phát động phong trào Ánh Sáng, một tổ chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống ở thôn quê, trong đó có việc làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo...

Năm 1938, Nguyễn Tường Tam thành lập Đảng Hưng Việt, rồi đổi tên là Đại Việt Dân chính Đảng năm 1939 mà ông làm Tổng Thư ký.

Năm 1951, ông từ Hồng Kông về nước, mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách của Tự Lực văn đoàn. Năm 1953, Nguyễn Tường Tam lên sống tại Đà Lạt, sống với hoa lan ven suối Ða Mê. Năm 1958, ông rời Đà Lạt về Sài Gòn và mở giai phẩm Văn hóa Ngày Nay ở Sài Gòn, phát hành được 11 số thì bị đình bản. Sau, ông bị giam lỏng tại nhà riêng. 

Đêm 07/07/1963, ông đã quyên sinh bằng rượu pha độc dược.

 

  • Các tác phẩm:
  • Tiểu thuyết:
  • Gánh hàng hoa (cùng Khái Hưng, 1934)
  • Đời mưa gió (cùng Khái Hưng, 1934)
  • Nắng thu (1934)
  • Đoạn tuyệt (1934-1935)
  • Lạnh lùng (1935-1936)
  • Đôi bạn (1936-1937)
  • Bướm trắng (1938-1939)
  • Con đường sáng (cùng Hoàng Đạo, 1940)
  • Xóm cầu mới (1949-1957)
  • Giòng sông Thanh Thủy (1960-1961). Trường thiên gồm ba tập: Ba người bộ hành (1960), Chi bộ hai người (1960), Vọng quốc (1961)
  • Tập truyện:
  • Nho phong (1924)
  • Người quay tơ (1926)
  • Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932-1933)
  • Đi Tây (1935)
  • Tối tăm (1936)
  • Hai buổi chiều vàng (1934-1937)
  • Thế rồi một buổi chiều (1934-1937)
  • Thương chồng (1961), 6 truyện
  • Những ngày diễm áo (1973)
  • Tiểu luận:
  • Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961)
  • Dịch phẩm:
  • Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974)
  • Di cảo:
  • Đời làm báo
  • Hội họa:
  • Scène de Marché de rue Indochinois (Cảnh Phố Chợ Đông Dương) vẽ trên lụa thực hiện khoảng 1926-1929

ĐỜI MƯA GIÓ

Ấn phẩm "Đời mưa gió" của tác giả Nhất Linh do Đời Nay xuất bản năm 1971. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đầy đủ bìa gáy, ruột và lõi sách chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 258 trang. --------------------------------------------------------------- " Ở nhà bà phủ về, tuy đêm đã khuya Chương còn để đèn điện, chưa đi ngủ. Chàng đưa mắt ngắm gian phòng, cảm thấy lạnh lẽo của đời mình.     Ra hiên gác tựa lan can, chàng ngước nhìn trời.    Trời đầy sao lấp lánh tia vàng, đuôi chòm Bắc đẩu đã quay quá nửa vòng. Mặt đường nhựa phản chiếu ánh...

NẮNG THU

Ấn phẩm "Nắng Thu" của tác giả Nhất Linh do Đời Nay xuất bản năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trong tình trạng đủ bìa gáy, ruột và lõi sách chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 128 trang. --------------------------------------------------------------- "   Phong thấy trong lòng vui vẻ nhẹ nhàng. Không phải chàng vui vì lâu mới được thăm quê nhà, hay vì được lánh xa Hà-nội náo nhiệt về một nơi rộng rãi, yên tĩnh. Chàng vui vì lúc nãy, khi xe sắp đến cổng, chàng đã được thoáng thấy Trâm đứng trong vườn, sau giậu găng thưa, hình như có ý mong đợi chàng...

VĂN HOÁ NGÀY NAY

Giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay được nhà văn Nhất Linh chủ trương sáng lập vào năm 1958. Số đầu ra mắt của Giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay là vào ngày 17-6-1958, ngày mà Nhất Linh cố ý lựa chọn vì 17-6-1930 là ngày mà những liệt sĩ Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị Thực dân Pháp đưa lên đoạn đầu đài  xử trảm tại Yên Bái. 11 bìa sách đều do Nhất Linh vẽ minh hoa.  Văn Hóa Ngày Nay không được chính phủ đương thời coi là một tờ báo. Nó chỉ được gọi tên là một Giai Phẩm. Lý do là vì chính quyền lo ngại tên tuổi...

NGƯỜI QUAY TƠ

Ấn phẩm "Người Quay Tơ" của tác giả Nhất Linh, Đời Nay xuất bản năm 1968. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đủ bìa gáy, gáy xấu, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 90 trang.  Từ Nương là một người con gái thôn quê làm nghề chăn tầm, ươm tơ, ở làng Xuân-Nghi huyện Hồng-Lạc. Nhà nghèo, cha mẹ đã già, làm lụng đề nuôi hai thân. Cô trông xinh lắm, người thanh-thanh vừa tầm, hai con mắt êm đẹp, mỗi khi trời nắng, gió lạnh, cô ra sân hai tay ngọc xe sợi tơ vàng dệt lụa là cho...

ĐOẠN TUYỆT

Ấn phẩm "Đoạn tuyệt" được sáng tác bởi nhà văn Nhất Linh, ấn phẩm do nhà xuất bản Hương Anh ấn hành năm 1952. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng ổn, gáy sách bị sờn, ruột hơi cũ, lõi sách chắc chắn. Chị giáo Em viết bức thư này cho chị, một đêm trăng mờ trên sông Đà. Em phải kê giấy vào ván thuyền để viết, mà viết trong một lúc cảm động, tâm trí bàng hoàng; nếu chữ có khó đọc, xin chị cũng tha lỗi cho. Tuy đã ngoài sáu năm em chưa về thăm chị, nhưng không bao giờ em không quên được lòng tử tế...

ĐÔI BẠN

Ấn phẩm “Đôi bạn” của tác giả Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn nguyên bìa gáy, ruột đẹp, gồm 200 trang. Năm 1937 Nhất Linh viết “Đôi Bạn” khi ông 32 tuổi, một trí thức Tây học sống vào buổi giao thời giữa cũ - mới, nho phong - tây học, một xã hội đang có những lớp băng tan dưới chân lớp nho sĩ nhưng cũng chưa thật sự chấp nhận nội dung mới. Vì thế, có thể thấy “Đôi...

XÓM CẦU MỚI

Ấn phẩm "Xóm cầu mới" của tác giả Nhất Linh, do Phượng Giang ấn hành năm 1973. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, tốt, còn bìa gáy, trọn bộ 2 tập. "Một cuốn Đông Chu Liệt Quốc của những đời sống tầm thường, vui lẫn buồn, những vui buồn nhỏ nhặt hàng ngày của những nhân vật, những gia đình, sinh hoạt ở trong một cái xóm nhỏ ở đầu một chiếc cầu gỗ từ lúc cầu bắt đầu mọt cho tới khi cầu gẫy và xóm nhỏ và các gia đình cũng tan tác trôi theo...

ĐÔI BẠN

Ấn phẩm “Đôi bạn” của tác giả Nhất Linh, sách được in ấn và phát hành tại Ba - Lê năm 1951, bìa sách do nhà văn Nhất Linh minh hoạ dưới bút danh là Đông Sơn. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột sách đẹp, chữ in rõ, mực không bị lem. Đôi bạn không chỉ là bức tranh xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến những năm đầu thế kỷ qua góc nhìn của một người trẻ. Đó còn là hành trình đoạn tuyệt với cái cũ để đến với cái mới của tầng...

NGƯỜI QUAY TƠ

Ấn phẩm "Người quay tơ" của tác giả Nhất Linh, sách do nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp hoàn hảo, sách dày 100 trang, lõi sách chắc chắn, sách chưa rọc. “Người quay tơ” Là một trong những tác phẩm được Nhất Linh gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm vào nhất. Là tuyển tập của mười hai truyện ngắn, bao gồm cả truyện dịch cổ và truyện dịch từ tiếng nước ngoài, cuốn sách ấp ủ mười hai câu chuyện cuộc đời với muôn hình vạn trạng khác nhau....

ĐI TÂY

Ấn phẩm “Đi tây” của tác giả Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1970 Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn nguyên bìa gáy, ruột đẹp, gồm 107 trang. "Tập tiểu thuyết phóng sự trào phúng này đã đăng ở báo Phong-Hóa vào năm 1935. Vì tính cách thời sự của nó, nên tác giả để nguyên những tiếng dùng cũ, mong cố giữ dấu vết riêng của thời đại". - Lời Nhà xuất bản "Đi Tây tức là đi tây!" Tư tưởng rất thâm thúy của Lãng-Du, nhân vật chính trong truyện này.

ĐOẠN TUYỆT

Ấn phẩm “Đoạn tuyệt” của tác giả Nhất Linh, do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1961. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn nguyên bìa gáy, ruột đẹp, gồm 239 trang. “Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi,  Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.  Đã quyết không mong sum họp mãi,  Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?    Non nước đang chờ gót lãng du,  Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu,  Lòng tôi phới phới quên thương tiếc  Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ.    Anh đi vui cảnh lạ, đường xa,  Đem chí bình sinh dãi nắng mưa,  Thân...
0972 873 962