PHẠM DUY

PHẠM DUY

PHẠM DUY

Phạm Duy Khiêm (1908-1974) là nhà giáo, nhà văn, cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp và tại UNESCO.

Phạm Duy Khiêm sinh ngày 24/04/1908 tại Hà Nội. Ông quê gốc ở làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Cha ông là nhà văn Phạm Duy Tốn.

Ông Phạm Duy Tốn mất sớm vì bệnh lao vào năm 43 tuổi, để lại nhiều nợ nần. Lúc đó Phạm Duy Khiêm 15 tuổi. Mới học troisième (tức lớp 9 bây giờ), ông đã thay cha trở thành trụ cột của gia đình. Nhờ sự trợ giúp của một tư nhân, Phạm Duy Khiêm có thể tiếp tục việc học ở trường Albert Sarraut, Hà Nội.

Ông là một học sinh xuất sắc, giỏi nhất về cổ ngữ Latin, Hy Lạp, là người Việt Nam đầu tiên đỗ tú tài văn chương Pháp (Bac classique). Sau đó ông được học bổng sang Pháp theo học lớp dự bị văn chương tại trường Louis le Grande. Tiếp đó, Phạm Duy Khiêm đỗ vào trường Cao đẳng sư phạm của Pháp (École Normale Supérieure, rue d'Ulm), rồi đậu thạc sĩ văn phạm Pháp (Agrégée de grammaire). Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu văn bằng này.

Năm 1935, ông về nước làm giáo sư tại trường Bưởi, rồi trường Albert Sarraut. Từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1940, ông gia nhập quân đội kháng chiến Pháp chống phát xít Đức, nhưng rồi giải ngũ vì Thủ tướng Pháp Philippe Pétain nghị hòa với Đức, giải tán quân đội. Phạm Duy Khiêm trở về Việt Nam, tiếp tục dạy học, viết văn và làm báo. Năm 1950, mẹ ông từ trần. Ít lâu sau, ông rời Việt Nam sang sống hẳn tại Pháp.

Tháng 7 năm 1954, ông được mời làm Bộ trưởng đặc nhiệm phủ thủ tướng, năm 1955 làm cao ủy, rồi làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp.

Đến năm 1957, ông được cử làm đại diện thường trực Việt Nam Cộng hòa cạnh tổ chức UNESCO. Nhưng sau đó vì bất đồng quan điểm với chính quyền đương thời nên ông không đảm nhận chức vụ này. Từ đó, ông bỏ nhiệm sở. Ông ở lại Pháp làm giáo sư.

Ngày 05/07/1957, ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Toulouse (Pháp).

Từ năm 1958 trở đi, Phạm Duy Khiêm sống ở Pháp bằng nhiều nghề: diễn thuyết, dạy học tư thục, đọc bản thảo để chọn tác phẩm và sửa lỗi cho các nhà in, sửa bài và duyệt sách cho Ủy ban xét lại Pháp ngữ…

Ngày 02/12/1974, ông Phạm Duy Khiêm tự kết liễu đời mình tại nhà riêng ở nông trại La Hertaudrie, thuộc quận Montreuil le Henri, vùng Sarthe, cách Paris hơn 200 km.

 

  • Các tác phẩm:
  • Việt Nam văn phạm (soạn chung với Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, 1941)
  • De Hanoi à la Courtine (Từ Hà Nội đến La Courtine, 1941)
  • De la Courtine à Vichy  (Từ Courtine đến Vichy, 1942)
  • Mélanges (1942)
  • Légendes des Terres Sereines (Huyền truyện miền thanh lãng, 1942)
  • La Jeune femme de Nam Xuong (Thiếu phụ Nam Xương, 1944)
  • Nam et Sylvie (Nam và Sylvie, 1957)
  • La place d’un homme (Vị thế một con người, 1958)
  • Ma mère (Mẹ tôi)

THƠ NHẠC

Ấn phẩm “Thơ nhạc” của 12 tác giả nổi tiếng là một sự kết hợp nhẹ nhàng giữa Thơ - Nhạc _ Họa. Được in trên giấy quý Hoàng Lan do Nhà xuất bản Bội Ngọc ấn hành năm 1974. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn nguyên bìa gáy, ruột đẹp, gồm 151 trang, bìa sách do họa sĩ Lê Minh Đức trình bày, Phụ bản của Tạ Tỵ, Nguyên Khai, Nguyễn Trung. Kẻ nhạc Phạm Minh Cảnh. Ấn phẩm có lời bạt của Du Tử Lê và lời tựa của Nguyễn Đình Toàn. Ấn phẩm được chuyển...

HÁT VÀO ĐỜI

Ấn phẩm "Hát vào đời" của nhạc sĩ Phạm Duy, phụ bản của họa sĩ Duy Thanh, An Tiêm xuất bản lần thứ nhất năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình đẹp, đủ bìa gáy, ruột đẹp, in rõ nét. "Phạm Duy, ca khúc Phạm Duy, như thế, thật đã sống đến tận cùng cái hạnh phúc sáng láng của cả tình yêu, đau khổ lẫn cái chết, đúng như Pasternak từng viết: nghệ sĩ là kẻ suy nghiệm không mệt mỏi về cái chết, để từ đó sáng tạo ra sự sống. Và cũng đúng như Phạm Duy từng nói...

HOAN CA

Ấn phẩm "Hoan ca" của Phạm Duy, bìa do Đinh Tiến Luyện trình bày, nhạc và lời do Hoàng Huy viết, tác giả tự xuất bản năm 1973. Tập nhạc được Nguyễn Bích Ngọc chuyển Anh ngữ. Tập nhạc đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đủ bìa, gáy mất một phần, dày 60 trang, ruột đẹp, lõi chắc chắn. ------------------------------ Hoan ca là tập nhạc tuyển tập gồm 10 bài bình ca, 4 bài nữ ca và 2 bài Đồng Dao của nhạc sĩ Phạm Duy. • Bình ca 1. Bình ca 2. Sống sót trở về 3. Dường như là hòa bình 4. Xin tình...

NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH

Ấn phẩm "Ngày đó chúng mình" của nhạc sĩ Phạm Duy, do Minh Phát phát hành năm 1965. Ấn bản đang lưu giữ giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp.

THƯƠNG CA CHIẾN TRƯỜNG

Ấn phẩm "Thương ca chiến trường" của tác giả Phạm Duy, bìa Hồ Thành Đức, Nhạc Kẻ, Phạm Minh Cảnh, do Giữ Gìn Vàng Ngọc xuất bản 1972. Tập nhạc đang được lưu giữ tạo Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, dày 36 trang, ruột đẹp, lõi chắc chắn. ------------------------------ Tập nhạc gồm 15 bài hát 1. Áo anh sứt chỉ đường tà 2. Tưởng như còn người yêu 3. Huyền thoại trên một vùng biển 4. Nụ hôn đầu 5. Đưa em đi tìm động hoa vàng 6. Vùng trời mang tên ta 7. Nước mắt rơi 8. Lên trời 9. Mười hai tháng anh đi 10. Vết thù trên lưng...

ĐẶC KHẢO VỀ DÂN NHẠC VIỆT NAM

Ấn phẩm “Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Duy do nhà xuất bản Hiện Đại ấn hành năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, giấy trắng, mịn và lõi sách rất đẹp.  Nhạc sĩ Phạm Duy sinh ra tại Hà Nội năm 1921, trong một gia đình rất chuộng văn chương, nghệ thuật...Sau những năm theo học tại các trường Kỹ Nghệ Thực Hành và Cao Đẳng Mỹ Thuật, ông đã chuyển qua ngành âm nhạc khi đi theo một đoàn ca kịch lưu động và phát...

DÂN CA FOLK SONG

Ấn phẩm "Dân ca folk song - tuyển tập dân ca Việt Nam và thế giới" của tác giả Phạm Duy, sách do tác giả ấn hành năm 1966. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, sách dày 91 trang, ruột đầy đủ trang, lõi sách chắc chắn. Phạm Duy tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được nhiều người đánh giá là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên...
0972 873 962