TRUNG QUỐC SỬ LƯỢC

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: TQSLPK
Tác giả: Phan Khoang
Nhà xuất bản: Văn Sử Học
Năm xuất bản: 1970
Số trang: 569

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Trung Quốc Sử Lược" của tác giả Phan Khoang do Nhà xuất bản Văn Sử Học ấn hành năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là ấn bản được in lần thứ tư có hiệu đính và tăng bổ. Sách được bảo quản trong tình trạng đẹp. Sách còn nguyên bìa gốc, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn, gồm 569 trang.

Từ Tây Chu trở về trước, đất căn cứ trọng yếu của người Hán là lưu vực sông Hoàng Hà. Đến thời Xuân Thu, các nước Sở, Ngô, Việt lần lần lớn mạnh, đến thời Chiến Quốc, nước Tần thu gồm đất Ba, đất Thục thì lưu vực sông Trường Giang mới phát triển. Nhà Tần lại lấy đất ngày nay gọi là Quảng Đông, Quảng Tây, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, và lấy đất nay là Phước Kiến, đặt làm quận Mân Trung, từ đó đất phía nam Nam Lĩnh mới thuộc Trung Quốc.

Nhà Hán, nhà Đường, hồi thạnh thời đã bao quát các đất Mông Cổ, Tân Cương ngày nay. Còn Tây Tạng thuộc Trung Quốc là việc các đời Nguyên,Thanh. Từ đời Hán, Trung Quốc cũng chinh phục được Nam Việt, một bộ phận của bán đảo Ấn Độ, và chinh phục bắc bộ bán đảo Triều Tiên, đều đặt quận, huyện. Từ đời Đường về sau, hai bán đảo ấy độc lập, dựng nước riêng. 

Trung Quốc lập quốc do người Hán tộc làm trung tâm, hoặc lấy lực lượng chính trị mà thống trị các chủng tộc khác, hoặc vì lực lượng văn hóa, cảm hóa các chủng tộc khác. Cũng có lúc, thế lực chính trị của người Hán không chống nổi, tạm thời bị chủng tộc khác chinh phục, nhưng vì người Hán trình độ văn hóa cao hơn, nên các giống người ấy cũng phải tuân theo phép cai trị của người Hán, rồi qua thời gian, sẽ đồng hóa với người Hán.

Về tôn giáo thì Phật giáo thịnh hành ở Mông, Tạng; Hồi giáo thịnh hành ở Hồi tộc, Mãn tộc và các chủng tộc Tây Nam cũng có tín ngưỡng cố hữu của họ. Người Hán tộc thì tôn sùng Khổng Tử, giáo lý của Khổng Tử chú trọng ở điều nhân luân nhật dụng, phương lược trị quốc, bình thiên hạ, không có sắc thái mê tín. Vì vậy, trong mấy nghìn năm trở lại đây, các tôn giáo đều truyền bá ở Trung Quốc mà không xảy ra chiến tranh tôn giáo.

0972 873 962