LÃNG NHÂN PHÙNG TẤT ĐẮC

LÃNG NHÂN PHÙNG TẤT ĐẮC

LÃNG NHÂN PHÙNG TẤT ĐẮC

Phùng Tất Đắc (1907-2008), bút hiệu Lãng Nhân, Cố Nhi Tân và Tị Tân; là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.

Ông sinh ra và trải qua thời thơ ấu tại Hà Nội. Lớn lên, Phùng Tất Đắc theo học trường Bưởi. Trong năm học thứ ba của ông, nhà trường quyết định đuổi học một số học sinh, trong đó có Phùng Tất Đắc và một người bạn ông sau này cũng trở thành nhà văn là Lê Văn Trương.

Lê Văn Trương sang Lào tìm vàng và viết tiểu thuyết phiêu lưu. Phùng Tất Đắc cũng theo bạn định trốn đi ngoại quốc, nhưng bị ông cụ thân sinh gọi về Nam Định, bắt lấy vợ. Là con trưởng, ông phải tuân theo lời cha và lấy vợ năm mới 17 tuổi (1924). Nhưng rồi cuộc hôn nhân này không bền và hai người đã xa nhau sau khi có một cô con gái. Năm 1945, bà vợ này và người con gái qua đời vì bạo bệnh.

Năm 1929, Phùng Tất Đắc mang 4.000 đồng tiền lên Hà Nội cùng với ông Hoàng Tích Chu, Phùng Bảo Thạch và Tạ Đình Bính xuất bản tờ báo Đông Tây đặt trụ sở ở số nhà 12, phố Nhà thờ, Hà Nội. Lúc đầu, tờ Đông Tây chỉ có hai người viết là Hoàng Tích Chu (ký bút hiệu Văn Tôi) và Phùng Tất Đắc.

Tuy nhiên, cuối năm 1932, Đông Tây bị thu hồi giấy phép với tội danh "Vu khống người nhà nước". Số cuối cùng của Đông Tây là ngày 25/07/1932. Phùng Tất Đắc cùng vài người bạn khác lại sang làm cho tuần báo Duy tân, nhưng tờ báo này cũng yểu mệnh sau khi ra được 22 số.

Sau đó một thời gian chừng ba, bốn năm, Phùng Tất Đắc đi giang hồ vào miền Trung. Ông lần lượt đặt chân đến Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, rồi vào cả miền Nam. Trong giai đoạn này, có lúc ông làm thư ký cho luật sư Dương Văn Giáo ở Quy Nhơn, có hồi vào Sài Gòn viết báo, trong đó có báo do ông Diệp Văn Kỳ làm Chủ bút.

Năm 1935, Phùng Tất Đắc quay về Nam Định và lấy vợ lần nữa. Bà vợ hai của ông làm nghề buôn sợi nên gia đình rất khá giả. Nhờ thế, ông có một cuộc sống khá phong lưu, từng được dân Nam Định gọi là "công tử thành Nam".

Năm 1940, Phùng Tất Đắc ra ứng cử chức nghị viên trong Bắc Kỳ nghị viện và giữ chức này cho tới khi xảy ra cuộc đảo chính của quân đội Đế quốc Nhật Bản vào tháng 03 năm 1945. Phùng Tất Đắc bị quân Nhật bắt giữ và tra tấn. Ông may mắn được một đại tá người Nhật cứu ra rồi đến lánh nạn ở nhà ông Trần Trọng Kim, lúc bấy giờ là thủ tướng chính phủ Đế quốc Việt Nam.

Sau CMT8, ông đi tản cư được một năm thì lại đem gia đình trở về Hà Nội.

Năm 1954, ông đưa gia đình di cư vào Nam đến Sài Gòn rồi được một người bạn là ông Phan Cao Phái nhờ trông coi nhà in Taupin do Pháp để lại; cơ sở này là hậu thân của nhà in lớn IFOM (Imprimerie Française d'Outremer) thời Pháp thuộc để trở thành Kim Lai ấn quán. 

Thời gian từ 1954 đến 1975, Phùng Tất Đắc phụ trách nhà in Kim Lai và các nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư, in sách của chính ông và một số thân hữu như Đoàn Thêm, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Tạ Tỵ... Tên tuổi ông được biết đến nhiều nhất là qua các tác phẩm biên soạn vào thập niên 1960 như Giai thoại làng Nho, Chơi chữ, và Hương sắc quê mình.

Năm 1975, ông sang tị nạn tại Cambridge, Anh và mất ngày 29/02/2008.

 

  • Các tác phẩm:
  • Trước đèn (1939)
  • Chuyện vô lý (1942)
  • Chơi chữ (1960)
  • Cáo tồn (1963)
  • Giai thoại làng Nho (1963)
  • Hán Văn tinh túy (1965)
  • Thơ Pháp ngữ tuyển dịch (1968)
  • Chuyện cà kê (1968)
  • Khổng Tử (1968)
  • Tư Mã Quang, Vương An Thạch (1968)
  • Nguyễn Thái Học (1969)
  • Tôn Thất Thuyết (1969)
  • Nghiêm Phục (1970)
  • Hương sắc quê mình
  • Nhớ nơi kỳ ngộ

CHUYỆN CÀ KÊ

Ấn phẩm "Chuyện cà kê" của tác giả Lãng Nhân, do nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm 1968. Ấn phẩm đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, nguyên vẹn bìa gáy, sách dày 274 trang. Ngày nay, ta đi nhanh, ta từ bỏ những trói buộc về lễ nghi của thời trước. Ta thích đi nhanh, thích thể thao, thích du lịch, bấy nhiêu cái lại do màn bạc kích động thêm. Màn bạc đã phô diễn những hình ảnh thần tiên, mà mọi người say mê và bắt chước. Minh tinh là người phổ biến thời trang...

THƠ PHÁP NGỮ TUYỂN DỊCH - ẤN BẢN GIẤY NHŨ

Ấn phẩm "Thơ Pháp ngữ tuyển dịch" do cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc tuyển dịch, sách do nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư ấn hành lần thứ nhất năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách dày 271 trang, là 1 trong 50 bản đặc biệt giấy nhũ vàng không bán, sách đẹp hoàn hảo, lõi sách chắc chắn. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc là một cây bút tản văn tiêu biểu trước 1945. Ông được biết đến như một nhà phiếm luận hài hước, thâm thúy và sâu sắc. Tính chất phiếm trong tản văn của...

CHUYỆN CÀ KÊ - ẤN BẢN ĐẶC BIỆT

Ấn bản "Chuyện cà kê" của tác giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, sách được nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư ấn hành lần đầu năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, sách dày 274 trang. Sách là bản giấy trắng dày, chữ in rõ, mực không nhoè. "Chuyện Cà Kê" là tuyển tập gồm 28 bài phiếm luận của Lãng Nhân do Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm 1968. Tựa sách lấy từ tên bài đầu tiên trong tuyển tập của ông. Lãng Nhân Ánh đèn trong đêm tối “Gió sương đã đổi hai màu tóc Non...

THƠ PHÁP NGỮ TUYỂN DỊCH - ẤN BẢN ĐẶC BIỆT

Ấn phẩm "Thơ Pháp ngữ tuyển dịch" do cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc tuyển dịch, sách do nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư ấn hành lần thứ nhất năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách dày 271 trang, bản đặc biệt có chữ kí và thù bút của tác giả, sách đẹp hoàn hảo, lõi sách chắc chắn. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc là một cây bút tản văn tiêu biểu trước 1945. Ông được biết đến như một nhà phiếm luận hài hước, thâm thúy và sâu sắc. Tính chất phiếm trong tản văn của...

TÔN THẤT THUYẾT

Ấn phẩm "Tôn Thất Thuyết " của tác giả Cố Nhi Tân, sách do cơ sở xuất bản Phạm Quang Khải ấn hành năm 1969. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 146 trang, kích thước 20x13cm.  Tôn Thất Thuyết biểu tự Đàm Phu, là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông làm quan đầu triều trong giai đoạn Việt Nam lâm nguy: bên ngoài thì bị quân Pháp...

CHƠI CHỮ

Ấn phẩm "Chơi chữ" của tác giả Lãng Nhân, được nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư ấn hành năm 1974. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sách nguyên bìa gáy, sách đầy đủ trang, dày 361 trang, lõi sách chắc chắn. Tác phẩm là cẩm nang về thuật chơi chữ, treo đối, làm thơ của người Việt xưa. Tập sách Chơi chữ của tác giả Phùng Tất Đắc, bút hiệu Lãng Nhân, được Nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư xuất bản. Sách là một cẩm nang về thuật chơi chữ, treo đối, làm thơ của người xưa vào những dịp quan trọng...

HÁN VĂN TINH TÚY

Ấn phẩm "Hán văn tinh túy" của cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc soạn dịch, đề tự của cụ Đông Hồ, sách do nhà xuất bản Nam Tùng Chi Thư ấn hành năm 1965. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách được đóng bìa xưa, còn bìa gốc, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 372 trang.  Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (1907-2008), pháp danh Tuệ Trí, bút hiệu Cố Nhi Tân và Tị Tân, viết văn từ những năm 1930 trên báo Đông Tây, Ích Hữu, là một nhà văn tiền chiến. Ông thông thạo chữ Hán cũng như tiếng...

HÁN VĂN TINH TÚY

Ấn phẩm "Hán văn tinh túy" của cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc soạn dịch, đề tự của cụ Đông Hồ, sách do nhà xuất bản Nam Tùng Chi Thư ấn hành năm 1965. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách được đóng bìa xưa, còn bìa gốc, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 372 trang. Ấn bản này từng nằm trong tủ sách nhà văn Ngọc Linh nên được bảo quản khá tốt. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (1907-2008), pháp danh Tuệ Trí, bút hiệu Cố Nhi Tân và Tị Tân, viết văn từ những năm 1930 trên báo...

HÁN VĂN TINH TUÝ- ẤN BẢN ĐẶC BIỆT

Ấn phẩm "Hán văn tinh túy" của cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc soạn dịch, đề tự của cụ Đông Hồ, sách do nhà xuất bản Nam Tùng Chi Thư ấn hành năm 1965. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 372 trang.  Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (1907-2008), pháp danh Tuệ Trí, bút hiệu Cố Nhi Tân và Tị Tân, viết văn từ những năm 1930 trên báo Đông Tây, Ích Hữu, là một nhà văn tiền chiến. Ông thông thạo chữ Hán cũng như tiếng Pháp và từng đóng...

GIAI THOẠI LÀNG NHO

Bộ sách "Giai thoại làng nho" do tác giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc biên soạn, sách do nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư ấn hành lần thứ nhất năm 1963. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng nguyên bìa, gáy sách bị sờn, ruột sách đẹp, đầy đủ trang. Bộ sách gồm 2 cuốn. Cuốn 1 dày 230 trang, cuốn 2 dày 300 trang, lõi sách chắc chắn. Tới đây Phùng Quân đưa cho tôi coi bản thảo cuốn này và buộc viết bài tựa. Tôi thấy như vậy là bạn đòi hỏi sai chỗ, vì bàn về Giai thoại làng...

TRƯỚC ĐÈN

Ấn phẩm "Trước đèn" của tác giả Lãng Nhân do nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư ấn hành năm 1974. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán sach Mùa thu có tình trạng đẹp, đầy đủ bìa gáy, số trang đầy đủ, ruột in rõ ràng. lõi sách chắc chắn. Đọc "Trước Đèn" của Lãng Nhân bạn sẽ thấy một triết lý sống thời nay người ta đang kêu gọi trưng diện đó là "sống chậm". Trước những văn minh ào ào cuốn đến cuồng quay ngoài cửa phòng, bạn càng nhìn ra càng thấy "đời này là đời máy móc. Trí não loài người càng thêm khôn khéo mãi...

TƯ MÃ QUANG VƯƠNG AN THẠCH

Ấn phẩm “Tư Mã Quang Vương An Thạch” do tác giả Cố Nhi Tân (một bút danh khác của cụ Lãng Nhân), được nhà xuất bản Phạm Quang Khải ấn hành năm 1968. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, gáy sách không gãy, ruột sách đủ trang, lõi sách đẹp. Sách dày 144 trang, kích thước 20x13cm.  Tư Mã Quang còn gọi là Tốc Thủy tiên sinh, xuất thân tiến sĩ, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Ngự sử trung thừa, Học sĩ Viện hàn lâm, Thị độc v v, do bất đồng chính kiến với...
0972 873 962