THÍCH NHẤT HẠNH

THÍCH NHẤT HẠNH

THÍCH NHẤT HẠNH

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ông tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11/10/1926 tại Huế. Vào năm 16 tuổi, ông xuất gia ở chùa Từ Hiếu, nơi ông thọ giáo với Hòa thượng Thanh Quý Chân Thật với pháp danh là Trừng Quang, pháp tự Phùng Xuân, pháp hiệu là Nhất Hạnh. Là một tu sĩ trẻ vào đầu những năm 1950, ông đã tích cực tham gia vào phong trào phục hồi Phật giáo Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu chủ đề thế tục tại một trường đại học ở Sài Gòn.

Đầu những năm 1960, ông thành lập Trường thanh thiếu niên về các dịch vụ xã hội (SYSS) tại Sài Gòn, một tổ chức cứu trợ nhân đạo, xây dựng lại các ngôi làng bị bỏ bom, thành lập các trường học, các trung tâm y tế và hỗ trợ các gia đình tái định cư bị mất nhà cửa trong chiến tranh Việt Nam. Đây là một tổ chức cứu trợ cấp cơ sở gồm 10.000 tình nguyện viên dựa trên nguyên lý Phật giáo về hoà bình và từ bi. Ngoài ra, ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối.

Năm 1961, Thích Nhất Hạnh đã đến Hoa Kỳ để diễn thuyết và giảng dạy về Phật giáo tại Viện Đại học Princeton và Viện Đại học Cornell. Ông cũng lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành tôn giáo tại Viện Đại học Columbia vào năm 1963 và sau này về giảng dạy tại đây. Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr - nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi nổi tiếng thế giới - chống lại chiến tranh Việt Nam. Năm 1967, mục sư Martin Luther King đã đề cử ông giải Nobel Hòa bình.

Năm 1966, Thích Nhất Hạnh lập ra Dòng tu Tiếp Hiện ("Tiếp" có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, "Hiện'" có nghĩa thực hiện; tiếng Anh: The Order of Interbeing, tiếng Pháp: L’ordre de l’inteprêtre), và thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne thuộc miền Nam nước Pháp. Vào ngày 01/05/1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận được “Ấn khả” từ Sư phụ Chân Thật, trở thành một vị Thiền sư và nhà lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu.

Năm 2005 là lần đầu tiên Thiền sư trở về thăm quê hương Việt Nam, với sự đón tiếp nồng hậu và đạo tình thắm thiết của Tăng ni, Phật tử Thừa Thiên Huế.

Vào ngày 11/11/2014, một tháng sau ngày sinh nhật thứ 89 của Thiền sư Thích Nhất hạnh, và sau vài tháng sức khoẻ ông giảm sút nhanh do bị đột quỵ. Tháng 1 năm 2016, sau hơn một năm phục hồi chức năng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Làng Mai.

Mặc dù không thể nói được và bị tê liệt một phần, nhưng ông vẫn tiếp tục cống hiến cho sự hiện diện thanh bình của mình ở Làng Mai. Thiền sư tham gia vào các hoạt động thiền hành, đi bộ, ăn chay và các nghi lễ mà trước khi khoẻ mạnh ông vẫn thường làm.

Trưa ngày 29/8/2017, Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam cùng các học trò của mình tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Mặc dù Thiền sư vẫn chưa hồi phục được như trước, nhưng sức khoẻ đã tiến triển tốt đẹp.

Ngày 28/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh quay trở lại Việt Nam và địa điểm lần này của thiền sư chọn để tĩnh dưỡng là chùa Từ Hiếu (TP Huế), dự kiến Thầy sẽ có thời gian dài nghỉ ngơi tại đây cho đến khi Thiền sư viên tịch.

 

  • Các tác phẩm:
  • Thơ:
  • Tiếng địch chiều thu (Long Giang, Sài Gòn, 1949)
  • Ánh xuân vàng (bút danh: Hoàng Hoa) (Long Giang, Sài Gòn, 1950)
  • Thơ ngụ ngôn (bút danh: Hoàng Hoa) (Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1950)
  • Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện (Lá Bối, Sài Gòn, 1965)
  • Tiếng đập cánh loài chim lớn (Lá Bối, Sài Gòn, 1967)
  • Bông hồng cài áo (Sài Gòn, 1962)
  • Vietnam Poems, (Unicorn Press, Santa Barbara, Hoa Kỳ, 1967)
  • The Cry of Vietnam (Unicorn Press, Santa Barbara, Hoa Kỳ, 1968)
  • De Schreeuw van Vietnam (Uitgeverij Ten Have, Baarn, Holland, 1970)
  • Zen Poems (Unicorn Press, Greensboro, Hoa Kỳ, 1976)
  • Truyện:
  • Tình người (tập truyện; bút danh: Tâm Quán) (Lá Bối, 1973)
  • Nẻo về của ý (bút ký) (Lá Bối, 1967; An Tiêm, 1972)
  • Am mây ngủ (truyện ngoại sử) (Lá Bối)
  • Bưởi (tập truyện ngắn) (Lá Bối)
  • Tố (tập truyện) (Lá Bối)
  • Văn Lang dị sử (truyện cổ tích, bút danh Nguyễn Lang) (Lá Bối; An Tiêm, 1975)
  • Đường xưa mây trắng (Lá Bối; NXB Văn hóa Sài Gòn, 2007)
  • Truyện Kiều dịch ra văn xuôi (NXB Văn hóa Sài Gòn)
  • Truyện tranh Coconut - Monk xuất bản ngày 25/01/2006 bởi NXB Plum Blossom Books
  • Khảo luận:
  • Đông phương luận lý học (Hương Quê, 1950)
  • Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học (Lá Bối, 1969)
  • Tương lai văn hóa Việt Nam (Lá Bối)
  • Tương lai Thiền học Việt Nam (Lá Bối)
  • Việt Nam Phật giáo sử luận (bút danh Nguyễn Lang), 3 tập, tập 1: Lá Bối 1974, 2 tập sau xb ở nước ngoài sau 1975
  • Thả một bè lau (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008)
  • Những con đường đưa về núi Thứu
  • Làng mai nhìn về núi Thứu
  • Đập vỡ vỏ hồ đào
  • Sen búp từng cánh hé
  • Khác:
  • Gia đình tin Phật (Đuốc Tuệ, 1952)
  • Bông hồng cài áo, viết vào mùa Vu lan 1962 (Lá Bối xuất bản lần 2, 1965)
  • Đạo Phật đi vào cuộc đời (Lá Bối 1964)
  • Đạo Phật ngày nay (Lá Bối, 1965)
  • Nói với tuổi hai mươi (Lá Bối, 1966, 1972)
  • Phật giáo Việt Nam và hướng đi nhân bản đích thực (bút danh Trần Thạc Đức) (Lá Bối, 1967)
  • Đạo Phật hiện đại hóa (Lá Bối, 1965, 1968)
  • Đạo Phật ngày mai (Lá Bối, 1970)
  • Nẻo vào thiền học (Lá Bối, 1971)
  • Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày (Viện Hóa Đạo, 1973)
  • Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng (Lá Bối)
  • Kiều và văn nghệ đứt ruột (Lá Bối, USA, 1994)
  • The Miracle of Mindfulness: A Manual on Meditation, Beacon Press, 1999, ISBN 0-8070-1239-4 (Vietnamese: Phép lạ của sự tỉnh thức)
  • Phép lạ của sự tỉnh thức (NXB Tôn giáo)
  • Đi như một dòng sông
  • An lạc từng bước chân
  • Trái tim của Bụt (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2006)
  • Hạnh phúc: mộng và thực (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009)
  • Kim Cương: Gươm báu cắt đứt phiền não (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009)
  • Giận (NXB Thanh niên, 2009)
  • Tĩnh lặng (NXB Thế giới, 2018)
  • Không diệt không sinh đừng sợ hãi (NXB Hội nhà văn, 2019)
  • Từng bước nở hoa sen (NXB Văn hoá - Văn nghệ TP HCM, 2018)

NẺO VỀ CỦA Ý - ẤN BẢN AN TIÊM

Ấn phẩm “Nẻo về của ý” của tác giả thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhà xuất bản An Tiêm tái bản lần ba năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách đóng bìa xưa, còn bìa gốc, không bị cong, rách, sách dày 289 trang, lõi sách rất đẹp.  “Hãy tưởng tượng một con đường lên núi theo đường trôn ốc, và người leo núi đi rất thảnh thơi, không có cảm tưởng mình đang leo núi, quên rằng mình đang leo núi. Đường có hoa thơm cỏ lạ. Đến đỉnh nhìn xuống mới...

VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN - ẤN BẢN ĐẶC BIỆT

Ấn phẩm “Việt Nam Phật giáo sử luận” của tác giả Nguyễn Lang (Một bút danh khác của thiền sư Thích Nhất Hạnh), bìa do hoạ sĩ Đinh Cường thực hiện, Nhà xuất bản Lá Bối ấn hành năm 1973. Ấn phẩm đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng tốt (gáy dán băng keo trong). Sách là một trong hai mươi bản đặc biệt, giấy trắng, có thủ bút và chữ ký của nhà xuất bản. “Việt Nam Phật giáo sử luận” của tác giả Nguyễn Lang là một công trình tổng hợp được tính cạnh vững chãi của phương pháp biên khảo và...

PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ HƯỚNG ĐI NHÂN BẢN ĐÍCH THỰC

Ấn phẩm “Phật giáo Việt Nam và hướng đi nhân bản đích thực” của tác giả Trần Thạc Đức (là một bút danh khác của thiền sư Thích Nhất Hạnh), bìa do họa sĩ Hiếu Đệ trình bày, Nhà xuất bản Lá Bối ấn hành lần thứ nhất năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, lõi sách rất đẹp.  “Cái sở trường của Phật giáo trên phương diện cá nhân, trên phương diện dân tộc và trên phương diện nhân bản bao giờ cả hai ý niệm cá nhân và dân tộc, là Phật giáo là...
0972 873 962