THIÊN GIANG TRẦN KIM BẢNG

THIÊN GIANG TRẦN KIM BẢNG

THIÊN GIANG TRẦN KIM BẢNG

Trần Kim Bảng sinh ngày 10/05/1911 tại huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, là con trai cả trong gia đình gồm 5 anh em. Trong quá trình hoạt động văn học, Trần Kim Bảng sử dụng các bút danh: Hải Vân, Bảy Phong, Dã Hoa, Trần Thiện Phong, Nguyên Phương, và được biết đến nhiều nhất là Thiên Giang.

Những năm đầu của thập niên 20 thế kỷ XX, ông bắt đầu đi học tại Đà Nẵng. Gia cảnh khó khăn, ông cố gắng chăm chỉ học tập và sớm có ý thức cách mạng. Năm 1926, ông tham gia phong trào cách mạng tại Huế, hoạt động tích cực trong các cuộc bãi khóa, biểu tình của học sinh. Năm 1929, ông gia nhập vào “Sinh hội đỏ” tại trường Quốc học Huế và tiếp tục hoạt động cho đến khi nghỉ học vì bị truy nã.

Năm 1930, sau khi được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, ông thoát ly gia đình đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc..

Năm 1936, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Thái, người con gái ở phố cổ Hội An.

Trần Kim Bảng đánh dấu hoạt động văn học bằng việc thành lập nhóm Tứ Hải (1936-1939) gồm Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn), Hải Khách (Trần Huy Liệu), Hải Trần (Nguyễn Văn Khai), Hải Vân (Trần Kim Bảng). Nhà văn đã tham gia tích cực trong Phong trào Mặt trận Bình dân và cuộc bút chiến Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh.

Giai đoạn 1946-1947, Thiên Giang trở về Sài Gòn tham gia Mặt trận Báo chí thống nhất, đặc biệt năm 1947 tham gia vận động thành lập nhóm Chân trời mới, lần lượt cho ra đời nhiều tác phẩm lý luận, văn học, chính trị và sử học có giá trị.

Với sự giúp đỡ của bạn bè: Phạm Xuân Thái (Nxb Tứ Hải), Hồ Tấn Nghĩa (Nxb Dân tộc), Sơn Khanh (Nxb Sống chung), Đinh Xuân Hòa (Nxb Nam Việt), Đinh Xuân Tiếu (chủ nhà in Sông Gianh) và các thân hữu trong nhóm Chân trời mới, tháng 7 năm 1949 nhà văn đã đáp tàu Maréchal Joffre sang Pháp để khảo cứu nghề in. Trong suốt thời gian này, ông có điều kiện thâm nhập vào cuộc sống của người dân Pháp và Việt Kiều. Chuyến đi là nguồn cảm hứng để nhà văn viết Pháp du hồi kí. Sau hơn nửa năm sống trên đất Pháp, tác giả trở về Sài Gòn và bị bệnh lao phổi kéo dài nhiều năm.

Năm 1964, ông chủ trương tờ báo Hồn trẻ, đây là cơ quan ngôn luận giới thiệu truyền bá những tư tưởng nhân đạo và tiến bộ, trụ sở được đặt tại đình Nam Chơn, số 29 Trần Quang Khải. Cùng với vợ là nhà văn Vân Trang, Thiên Giang đã sáng tác nhiều truyện ngắn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Năm 1966, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội Bạn trẻ em Việt Nam. Năm 1968 ông vào chiến khu, giữ chức Ủy viên thường trực của Ủy ban Liên minh Khu Sài Gòn - Gia Định.

Do tuổi tác, bệnh tật và cường độ công việc nên khoảng năm 1971 ông lâm bệnh nặng, được Trung ương cho qua Đức điều trị. Cuối năm 1972 ông trở về Hà Nội.

Ngày 02/05/1975, Thiên Giang được điều động vào Sài Gòn. Những năm tháng tiếp theo hai vợ chồng Thiên Giang - Vân Trang tiếp tục làm công tác mặt trận tại Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 06/04/1985, nhà văn qua đời tại nhà riêng.

 

  • Các tác phẩm:
  • Thi văn hiện đại
  • Nghệ thuật và nhân sinh
  • Người mẹ sáng suốt (viết chung với nữ sĩ Vân Trang)
  • Giữa chốn ba quân (dịch)
  • Lịch sử thế giới (4 quyển, hợp soạn, 1958)
  • Biện chứng pháp (1951)
  • Phê bình văn nghệ (1948)
  • Lao tù (tiểu thuyết, 1948)
  • Dân chủ và dân chủ (1949)
  • Văn chương và xã hội (1948)
  • Phá xiềng (tiểu thuyết, 1949)
  • Vấn đề, nông dân Việt Nam (1949)
  • Giáo dục gia đình, I, II (1960)
  • Giáo dục trẻ em (1960)
  • Muốn con mình thành học trò giỏi (1961)
  • Khuyên dạy con (1962)
  • Giáo dục sinh lí trẻ em (1962)
  • Hồi ký dạng bản thảo: Nảy mầm, Pháp du hồi ký, Ông cháu.

NGHỆ THUẬT VÀ NHÂN SINH

Ấn phẩm “Nghệ thuật và Nhân sinh” của các tác giả Tam ích- Thiên Giang- Thê Húc được Nam Việt ấn hành năm 1949. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách nguyên bìa gáy, ruột dày 137 trang, bìa màu xanh đẹp mắt, gáy tuy bị sờn nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Cuốn “Nghệ thuật và Nhân sinh” sẽ đem lại cho độc giả một ý niệm tổng quát về tính chất và cứu cánh của nghệ thuật thông qua việc đưa ra các tỉ dụ về sự tương quan giữa các bộ môn nghệ thuật,...

LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Ấn phẩm "Lịch sử thế giới" do tác giả Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang Trần Kim Bảng biên soạn, sách do nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê ấn hành lần thứ nhì (đã sửa chữa) năm 1956. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách trọn bộ 3 quyển được đóng chung bìa, sách đầy đủ trang, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. "Đầu niên khóa 1954-1955, trong chương trình Trung học có thêm môn Lịch sử thế giới dạy trong 4 năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp trung học. Tôi bàn với ông soạn chung...

VĂN CHƯƠNG VÀ XÃ HỘI

Ấn phẩm “Văn chương và xã hội” của tác giả Thiên Giang được nhà xuất bản Nam Việt ấn hành năm 1948, sách có phần tựa của Tam Ích, phụ lục của Thê Húc và Tam Ích. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng còn bìa trước, bìa sau, gáy sách sờn và không còn, ruột sách dày 78 trang, sách đầy đủ trang, đọc tốt. “Nhà văn, nghĩa là một nghệ sĩ, không phải chỉ là một sản vật suông của điều kiện sanh hoạt và của thời đại văn hoá mình. Nhà văn lại còn là người...
0972 873 962