LÊ VĂN HẢO

LÊ VĂN HẢO

LÊ VĂN HẢO

Lê Văn Hảo (07/03/1936 - 13/01/2015) quê ở Huế, con trai độc nhất của ông Lê Văn Tập - một đại phú gia giàu nhất nhì ở Đà Nẵng. Thời Trung học ông học ở trường Providence (Thiên Hựu), Huế, chương trình Pháp. Sau khi đỗ Tú tài Pháp, ông đi du học Pháp (1953), đỗ Tiến sĩ Đệ Tam cấp ngành Dân tộc học (1961) tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (Centre national de la recherche scientifique) một thời gian rồi về nước (1965).

Về Việt Nam, ông giảng dạy Dân tộc học và Văn minh Việt Nam tại các Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn và sau đó là Đà Lạt.

Ông tham gia Phong trào đấu tranh đô thị của Sinh viên học sinh Huế (1966), cùng với trí thức và sinh viên Huế làm các tập san yêu nước “Nghiên cứu Việt Nam”, “Việt Nam Việt Nam”, tổ chức kỷ niệm 100 năm sinh nhà yêu nước Phan Bội Châu (1867-1967) tại thư viện Đại học Huế. 

Đầu năm 1968, ông ra vùng Giải phóng và được cử làm Chủ tịch Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Huế. Trong chiến dịch tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, ông được cử làm Chủ tịch UBND Cách mạng Thành phố Huế. 

Sau ngày thống nhất đất nước (1975) ông tiếp tục nghiên cứu lịch sử văn hóa triều Nguyễn và Huế, góp phần vận động UNESCO công nhận di tích lịch sử Huế là Di sản văn hóa của nhân loại với tác phẩm bằng tiếng Pháp. Ông viết cuốn “Huế giữa chúng ta” (NXB Thuận Hóa, 1984) góp công đầu vào việc giới thiệu Huế.

Về giảng dạy đại học, ông tham gia giảng dạy môn Văn học dân gian ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế, môn Lịch sử và văn minh Pháp ở Khoa Ngoại ngữ, môn Lịch sử văn minh Việt Nam cho khoa Sử.

Ngoài ra ông còn tham gia sưu tầm và xuất bản công trình “Văn học dân gian Bình Trị Thiên – Ca dao dân ca” cùng với các giảng viên Trần Hoàng, Trần Thùy Mai, Phạm Bá Thịnh…

Tháng 07/1989, ông được một Giáo sư người Pháp mời thỉnh giảng ở Đại học Paris 7 và ở lại Pháp từ đó. Thời gian cuối, ông làm việc cho Bảo tàng Louvre.

Ông qua đời vào ngày 13-1-2015 tại Pháp.

 

  • Các tác phẩm:
  • Hành trình vào Dân tộc học (NXB Nam Sơn, Sài Gòn 1966)
  • Đi tìm An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy: từ lịch sử đến truyền thuyết (NXB Trình Bày, 1967) 
  • Vẽ phác một chân dung con người (NXB Trình Bày, 1967)
  • Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (NXB Thanh Niên, 1982; tái bản năm 2000)
  • Huế giữa chúng ta (NXB Thuận Hóa, 1984) 
  • Mùa xuân và phong tục Việt Nam (viết chung với Trần Quốc Vượng, Dương Tất Từ) (NXB Văn hóa, 1976)
  • Huế (viết chung với Trịnh Cao Cường với sự cộng tác của Phan Thuận An) (NXB Văn hóa, 1985)
  • Việt Nam non nước thần tiên - Vietnam a country of Fairyland (viết chung với Trần Hợp, Nguyễn Hồng Đăng) (NXB Khoa Học Kỹ thuật, 1989)

KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY PHÁP CHIẾM NAM KỲ

Ấn phẩm "Kỉ niệm 100 năm ngày Pháp chiếm Nam Kỳ" của nhóm tác giả Dương Bá Cần, Phạm Cao Dương, Lê Văn Hảo, Nguyễn Khắc Ngữ, Trần Trọng Phủ, Lý Chánh Trung, sách do nhà xuất bản Trình Bày ấn hành năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 250 trang, kích thước 20x14cm.  Tất cả những biến cố xảy ra trong thời kì này đã hoàn toàn được vùi sâu trong dĩ vãng kể cả những chế độ của người Pháp tại Việt Nam. Tác...

ĐI TÌM AN DƯƠNG VƯƠNG MỴ CHÂU TRỌNG THỦY

Ấn phẩm "Đi tìm An dương vương mỵ châu trọng thủy" của tác giả Lê Văn Hảo, được nhà xuất bản Trình Bày ấn hành năm 1966. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột đẹp, sách dày 144 trang, lõi sách chắc chắn. An Dương Vương xây thành Cổ Loa, xây mãi vẫn đổ , nhờ có Rùa Vàng giúp mới xây xong. Rùa cho nhà vua lẫy nỏ, nhờ đó mà đánh bại quân xâm lược Triệu Đà. Triệu Đà cầu hoà, cho con trai Trọng Thuỷ sang kết thân với Mị Châu, con...

HÀNH TRÌNH VÀO DÂN TỘC HỌC

Ấn phẩm “Hành trình vào dân tộc học” của tác giả Lê Văn Hảo, sách được nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành năm 1966. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách nguyên bìa gáy, dày 186 trang, ruột đầy đủ, lõi sách rất đẹp. Dân tộc học - gọi theo thói thường: nhân chủng học- là một môn học không những mới mẻ ở nước ta mà ngay cả ở Âu Mỹ: viện đại học Luân Đôn bắt đầu dạy môn này năm 1908, Viện dân tộc Ba Lan được thành lập năm 1926, Hội liên hiệp quốc...

KỶ NIỆM 100 NĂM NĂM SINH PHAN BỘI CHÂU

Ấn phẩm "Kỷ niệm 100 năm năm sinh Phan Bội Châu" của các tác giả: Lê Văn Hảo - Nguyễn Thượng Hiền - Hải Khách - Nguyễn Thiệu Lâu - Nguyễn Hiến Lê - Anh Minh - Võ Thành Minh - Trần Viết Ngạc được nhà xuất bản Trình Bầy ấn hành năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng đẹp gần như hoàn hảo. Bìa, ruột và gáy sách rất đẹp, lõi sách chăc chắn. Chỉ nhìn riêng về lịch sử thế kỷ XX, năm 1967, là đúng 100 năm ngày ra đời của Sào nam Phan Bội Châu (1867-1940)...

VẼ PHÁC CHÂN DUNG CON NGƯỜI 

Ấn phẩm "Vẽ phác chân dung một con người" của tác giả Lê Văn hảo, sách do nhà xuất bản Trình Bày ấn hành năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy. Sách dày 110 trang, ruột đầy đủ trang. Đến sau những đề xét lý thuyết của dân tộc học. Vẽ phác một chân dung con người là nhằm gọi lại những nét lớn về cuộc sinh hoạt tiến hóa dài dặc liên tục của loài người từ khởi nguyên cho đến nay.  Khác với những quyền sử căn minh chủ yếu dựa trên tài liệu...
0972 873 962