NGUYỄN VĂN TRUNG

NGUYỄN VĂN TRUNG

NGUYỄN VĂN TRUNG

Nguyễn Văn Trung sinh ngày 26/09/1930, là nhà giáo, nhà văn - triết học Việt Nam, có bút hiệu khác là: Hoàng Thái Linh, Phan Mai. Ông sinh ra tại làng Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam trong một gia đình công giáo đông con. Cha là Nguyễn Văn Tuynh, thầy thuốc Bắc và mẹ là bà Thiệu Thị Tốt.

Thuở nhỏ ông học tại trường dòng Puginier ở Hà Nội. Khi chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ, ông tản cư về Hà Đông và học ở chủng viện Hoàng Nguyên. Đến năm 1950, Nguyễn Văn Trung trở lại Hà Nội theo ban tú tài văn chương ở trường Chu Văn An. Năm 1951, ông đỗ tú tài I và được nhà dòng cấp học bổng du học ở châu Âu. Ông đến Toulouse rồi sang Bỉ học tại Đại học Louvain, đậu cử nhân triết học, sau theo ban tiến sĩ triết học phần I. Cuối năm 1955 ông về lại Sài gòn và dạy triết ở trường Chu Văn An. 

Năm 1956, ông kết hôn với cô Trần Thị Minh Chi. Từ năm 1957 thì dạy triết tại đại học Huế. Năm 1961, ông trở lại đại học Louvain trình luận án tiến sĩ và lấy bằng Tiến sĩ triết học, về nước (1961) dạy triết và văn ở Đại học Văn khoa Sài gòn. Khoảng năm 1963-1964, ông dạy đại học công giáo Đà Lạt. Một thời gian sau, ông bị "đuổi" khỏi đại học công giáo. Sau năm 1975, ông ở lại Đại học Văn khoa và chuyển sang nghiên cứu. Năm 1993, ông sang định cư ở Montréal, Canada.

 

  • Các tác phẩm:
  • Sách giáo khoa:
  • Luận lý học (1957)
  • Đạo đức học (1957)
  • Luận triết học tập I
  • Phương pháp làm luận triết học
  • Tiểu luận:
  • Nhận định I (1958)
  • Nhận định II (1959)
  • Nhận định III (1963)
  • Nhận định IV (1966)
  • Nhận định V (1969)
  • Nhận định VI (1972)
  • Lý luận văn học:
  • Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (1962)
  • Lược khảo văn học I (1963)
  • Lược khảo văn học II (1965)
  • Lược khảo văn học III (1968)
  • Văn học, chính trị:
  • Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam - Thực chất và huyền thoại (1963)
  • Chữ và văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc (1974)
  • Trường hợp Phạm Quỳnh (Phỏng vấn những người viết sách báo đương thời với Phạm Quỳnh, 1974)
  • Chủ đích Nam Phong (1975)
  • Vụ án truyện Kiều (tập hợp những bài viết trong vụ tranh luận về truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh năm 1924, in 1972)
  • Triết học:
  • Triết học tổng quát (1957)
  • Danh từ triết học (làm chung với LM Cao Văn Luận, Đào Văn Tập, Trần Văn Tuyên, LM Xuân Corpet (1958)
  • La conception bouddhique du Devenir (1962)
  • Góp phần phê phán giáo dục và đại học (1967)
  • Ca tụng thân xác (1967)
  • Ngôn ngữ và thân xác (1968)
  • Hành trình trí thức của Karl Marx (1969)
  • Đưa vào triết học (1970)
  • Tôn giáo:
  • Biện chứng giải thoát trong Phật giáo (1958)
  • Người công giáo trước thời đại (nhiều tác giả, 1961)
  • Lương tâm công giáo và công bằng xã hội (1963)
  • Sau năm 1975:
  • Câu đố Việt Nam (1986)
  • Những áng văn quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1987)
  • Về sách báo của tác giả công giáo thế kỷ XVII- XIX (nhiều tác giả, 1993)

VỤ ÁN TRUYỆN KIỀU

Ấn phẩm “Vụ án Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Văn Trung, sách do tác giả ấn hành năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách còn nguyên bìa gáy, sách dày 304 trang, ruột sách đầy đủ, lõi sách rất đẹp.  “Cái ý tưởng của Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn” không phải là sáng kiến của Phạm Quỳnh nhưng là của Pháp. Một nhà báo Pháp, André Gaudbye đã so sánh tác phẩm “Shabname” của nhà thơ Firdousie, người Ba Tư, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm với Kim Vân Kiều...

CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM THỰC CHẤT VÀ HUYỀN THOẠI

Ấn phẩm "Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam thực chất và huyền thoạt" do tác giả Nguyễn Văn Trung biên soạn, được nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành năm 1963. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản in lần thứ nhất. Sách có tinh trạng đẹp hoàn hảo. Với hơn 50 năm sách vẫn giữ được màu đỏ gốc của bìa, ruột sách rất đẹp, chữ in rõ, lõi sách chắc chắn. “Về chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam, hiện nay chúng ta chưa có những cố gắng biên khảo đầy đủ chính xác. Những vấn đề lớn cần...

HÀNH TRÌNH TRI THỨC CỦA KARL MARX

Ấn phẩm "Hành trình tri thức của Karl Marx" do tác giả Nguyễn Văn Trung biên soạn, sách được nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành năm 1966. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, được bao bọc cẩn thận. Sách không mất trang, chữ rõ không nhòe. Sách dày 152 trang, lõi sách chắc chắn. Trước khi đi vào chủ nghĩa Marx tác giả thấy cần thiết phải giải đáp một vài thắc mắc đặc biệt hình như người ta không thể tìm hiểu chủ nghĩa Marx như tìm hiểu các học thuyết khác, với một...

CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC

Ấn phẩm "Chữ, Văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc" của tác giả Nguyễn Văn Trung, sách do nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành lần thứ nhất năm 1974. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sách nguyên bìa gáy, dày 192 trang, ruột đầy đủ trang, chữ in rõ trên giấy màu ngà vàng. Phần dưới mép sách bị sờn một tý nhưng không ảnh hưởng đến nội dung và tính thẩm mỹ của ấn phẩm. Ở đây, chúng tôi không nói tới thời kỳ đầu chữ quốc ngữ trước khi người Pháp can thiệp và...

LƯỢC KHẢO VĂN HỌC

Bộ sách “Lược khảo văn học" của tác giả Nguyễn Văn Trung được nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành năm 1963. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, còn nguyên bìa, gáy, ruột sách đủ trang, lõi sách đẹp. Sách đủ bộ 3 cuốn.  Bộ sách này được biên soạn với chủ đích nhằm gửi tới những sinh viên bắt đầu bước vào ngưỡng cửa Đại học. Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Văn Trung đề cập đến những vấn đề sau đây để có thể giới thiệu sơ lược về văn học tới sinh viên của...

XÂY DỰNG TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT

Ấn phẩm “Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết” của Nguyễn Văn Trung được nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành lần thứ hai năm 1965. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách còn nguyên bìa gáy, dày 228 trang, lõi sách rất đẹp.  Cuốn sách “Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết” của Nguyễn Văn Trung không phải hẳn là một phê bình văn học, nhưng là một tìm hiểu và trình bày, nghĩa là chủ đích chỉ nhằm mô tả những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết. Những quan niệm đó khác nhau,nhưng chưa hẳn...
0972 873 962