PHẠM CÔNG THIỆN

PHẠM CÔNG THIỆN

PHẠM CÔNG THIỆN

Phạm Công Thiện (1941-2011) là một thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả và cư sĩ Phật giáo người Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 1960 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Bút danh khác: Hoàng Thu Uyên.

Phạm Công Thiện sinh ngày 01/06/1941 tại Mỹ Tho. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo 5 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, và Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sanskrit và tiếng Latinh.

Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh ngữ tinh âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo và tạp chí Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn. Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học khi chưa được 19 tuổi.

Ðầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần." Tại đây ông quy y ở chùa Hải Ðức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.

Từ năm 1966-1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả các phân khoa của Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968-1970, ông giữ chức trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện đại học. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Ðức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông lập gia đình và sau đó làm giáo sư triết học Tây phương của Viện Ðại học Toulouse. Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, làm giáo sư ở College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến lúc qua đời ngày 08/03/2011 (mồng 4 tháng 2 năm Tân Mão).

 

  • Các tác phẩm:
  • Thơ, văn, tiểu luận:
  • Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông (Tân Ý Thức, Nha Trang, 1964)
  • Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (An Tiêm, Sài Gòn, 1965; in lần thứ 4, 1970)
  • Trời tháng Tư (An Tiêm, Sài Gòn, 1966)
  • Ngày sanh của rắn (Hoa Nắng, Paris, 196?; An Tiêm in chính thức tại Sài Gòn, 1966; Trần Thi in lần mới nhất, California, 1988)
  • Im lặng hố thẳm (An Tiêm, Sài Gòn, 1967 và 1969; Phạm Hoàng, 1969)
  • Hố thẳm của tư tưởng (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 3, 1970)
  • Mặt trời không bao giờ có thực (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 2, 1969)
  • Chỉ còn tiếng thơ trên mặt đất – Trở về Rainer Maria Rilke (1969)
  • Henry Miller (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969)
  • Bay đi những cơn mưa phùn (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1970)
  • Ý thức bùng vỡ (Đồng Nai, Sài Gòn, 1970)
  • Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
  • Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo (1994)
  • Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
  • Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996)
  • Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, Giải Nobel Văn Chương 1995 (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996)
  • Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương trời (1998)
  • Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật giáo (1998)
  • Trên tất cả đỉnh cao là im lặng (Trần Thi, California, 1988; Văn hóa Sài Gòn tái bản, TP. Hồ Chí Minh, 2009)
  • Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử (2000)
  • Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì? (2000)
  • Đối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzsche (2000)
  • Dịch phẩm:
  • Tự do đầu tiên và cuối cùng (An Tiêm, Sài Gòn, 1968), dịch của Jiddu Krishnamurti.
  • Về thể tính của chân lý (Hoàng Đông Phương, Sài Gòn, 1968), dịch của Martin Heidegger.
  • Triết lý là gì? (An Tiêm, Sài Gòn, 1969), dịch của Martin Heidegger.
  • Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi!, dịch của Friedrich Nietzsche.(Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969)
  • Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991), dịch của Nikos Kazantzakis.
  • Khác:
  • Anh ngữ tinh âm tự điển (Hoàng Long, Mỹ Tho, 1957)
  • Dialogue (Lá Bối, Sài Gòn, 1965), viết chung với Thích Nhất Hạnh, Bùi Giáng, Tam Ích, và Hồ Hữu Tường bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

 

HỐ THẲM TƯ TƯỞNG

Ấn phẩm "Hố thẳm tư tưởng" của tác giả Phạm Công Thiện, do nhà xuất bản An Tiêm ấn hành năm 1966. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn bìa gốc, gồm 222 trang. “Vỗ cánh bay chín từng trời cao ngất” – Hàn Mặc Tử “Tôi mở đầu Hố Thẳm của Tư Tưởng với Hàn Mặc Tử và chấm dứt Hố Thẳm của Tư Tưởng với Hàn Mặc Tử. Đáng lẽ Hàn Mặc Tử viết quyển này, vì Hàn Mặc Tử là người duy nhất đã sống trong Hố Thẳm của Tư Tưởng bằng chính hơi thở, máu, nước...

BAY ĐI NHỮNG CƠN MƯA PHÙN

Ấn phẩm "Bay đi những cơn mưa phùn" của tác giả Phạm Công Thiện, do Phạm Hoàng xuất bản năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, tốt, còn bìa gáy, dày 229 trang.  "Hắn thổi những cơn mưa phùn qua khung cửa kính hiệu buôn thuốc lá và cà phê. Chỉ có đất Pháp này mới có những quán thuốc lá, chuyên bán đủ loại thuốc hút, đồng thời bán phụ thêm cà phê và rượu đỏ: cà phê đen, rượu đỏ và thuốc bao xanh là ba dấu hiệu của đất Pháp: không có ba...

IM LẶNG HỐ THẲM

Ấn phẩm "Im lặng hố thẳm" của tác giả Phạm Công Thiện, do An Tiêm xuất bản năm 1967. Ấn phẩm đang được lưu trư tại Quán sách Mùa Thu có tình trạng đầy đủ bìa gáy, dày 383 trang, ruột đẹp, lõi chắc chắn. Việt là gì? Tính là gì? Hai câu hỏi này không phải là câu hỏi; tất cả mọi câu hỏi đều có sẵn mọi câu trả lời. Tính và Việt làm cho những câu hỏi trở thành những câu hỏi; Tính và Việt là chân trời mở rộng hé mở cho con người nhìn thấy tất cả những câu hỏi và đồng thời...

TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

Ấn phẩm "Tự do đầu tiên và cuối cùng" của tác giả Krishnamurti do Phạm Công Thiện phiên dịch, được nhà xuất bản An Tiêm ấn hành năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản in lần thứ nhất. Sách có tình trạng đẹp gần như hoàn hảo với áo, bìa, ruột và gáy sách. Chữ in rõ ràng, lõi sách chắc chắn. Khắp thế giới không ai còn lạ gì tên tuổi Krishnamurti. Từ nửa thế kỷ nay, Krishnamurti đã đi lang thang cô độc khắp trái đất, đã kêu gọi mọi người giải phóng khỏi mọi nô lệ ràng buộc trong...

HENRY MILLER

Ấn phẩm "Henry Miller" của tác giả Phạm Công Thiện, sách được Phạm Hoàng xuất bản và ấn hành năm 1969. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, chữ rõ. sách được bọc cẩn thận, dày 140 trang, lõi sách chắc chắn. "Còn lại tiếng hét, tiếng rú, tiếng động rầm rộ của gió, giống, bão, mưa, thác, suối, biển, máu lửa, sấm. Những tiếng sấm rầm rộ đánh vào đầu núi lửa, những tiếng sét nổ máu đánh vào trái đất rạn nứt. Trái tim đang bốc cháy thành lửa. Con người không còn nữa. Mười triệu năm vụt cháy rụi theo...

TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

Ấn phẩm "Tự do đầu tiên và cuối cùng" của tác giả Krishnamurti do Phạm Công Thiện phiên dịch, được nhà xuất bản An Tiêm ấn hành năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản in lần thứ hai. Sách có tình trạng đẹp gần như hoàn hảo với áo, bìa, ruột và gáy sách. Chữ in rõ ràng, lõi sách chắc chắn. Khắp thế giới không ai còn lạ gì tên tuổi Krishnamurti. Từ nửa thế kỷ nay, Krishnamurti đã đi lang thang cô độc khắp trái đất, đã kêu gọi mọi người giải phóng khỏi mọi nô lệ ràng buộc trong...

HỒ THẮM TƯ TƯỞNG 

Ấn phẩm "Hố thẳm tư tưởng" của tác giả Phạm Công Thiện, do nhà xuất bản An Tiêm ấn hành năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đóng bìa, còn bìa gốc, gồm 222 trang. “Vỗ cánh bay chín từng trời cao ngất” – Hàn Mặc Tử “Tôi mở đầu Hố Thẳm của Tư Tưởng với Hàn Mặc Tử và chấm dứt Hố Thẳm của Tư Tưởng với Hàn Mặc Tử. Đáng lẽ Hàn Mặc Tử viết quyển này, vì Hàn Mặc Tử là người duy nhất đã sống trong Hố Thẳm của Tư Tưởng bằng chính hơi thở, máu, nước mắt,...

MẶT TRỜI KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỰC

Ấn phẩm "Mặt trời không bao giờ có thực" của tác giả Phạm Công Thiện, sách do nhà xuất bản Ca Dao ấn hành năm 1975. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 120 trang.  Tập bút kí “Mặt trời không bao giờ có thực” của Phạm Công Thiện là một lối viết đầy tính tự kỉ. Mang hơi hướng meta fiction, tác phẩm phủ nhận mọi sự tồn tại, phủ nhận cái "Tôi" và lên án chính mình. Câu chuyện ở đó chỉ có Tôi, Mi, hơi thở và thế giới...

Ý THỨC BÙNG VỠ 

Ấn phẩm "Ý thức bùng vỡ" của tác giả Phạm Công Thiện, được nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 1971. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng sách đẹp, nguyên bìa gáy, được bao bọc cẩn thận. Ruột sách không bị mất trang, chữ rõ. Sách dày 535 trang, lõi sách chắc chắn, trong sách còn có các bức thư từ Henry Miller viết cho tác giả. Ý thức bùng vỡ là tác phẩm thuộc thể loại triết học. Một quyển triết học hay về những ý niệm loài người. Xin được trích một bài thơ trong quyển sách này thay...

TRỜI THÁNG TƯ

Ấn phẩm "Trời tháng tư" của tác giả Phạm Công Thiện, sách do nhà xuất bản An Tiêm ấn hành năm 1966. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp hoàn hảo, được bao bọc cẩn thận. Ruột đẹp, không mất trang. Chữ viết rõ không bị nhòe. Sách gồm có 100 trang, lõi sách chắc chắn. Trong môi trường văn chương miền Nam thời tạm chiếm, từ năm 1954, có một số nhà thơ nổi tiếng sinh ra trước sau thập niên 1940: Thanh Tâm Tuyền (1936-2006), Du Tử Lê (1942-2019), Tô Thùy Yên (1938-2019)… và Phạm Công Thiện. Tiêu...

0972 873 962