THANH LÃNG

THANH LÃNG

THANH LÃNG

Thanh Lãng (1924-1978) là một linh mục, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam.

Ông sinh ngày 23/12/1924 tại Tam Tổng, Nga Sơn, nay là xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nguyên tên ông khi làm phép rửa tội là Gioan Đinh Xuân Nguyên. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, đến năm 12 tuổi thi vào Tiểu chủng viện Ba Làng. Năm 1945, ông thi đậu Tú tài, đi giúp xứ đạo và học tiếp hai năm nữa. Đến 1947, ông học triết trong hai năm tại Đại chủng viện Xuân Bích (Hà Nội). Năm 1949, ông được cử sang học tại Trường truyền giáo Roma (Ý) và được thụ phong Linh mục ngày 20/12/1953.

Sau đó, Thanh Lãng theo học văn chương và đỗ Tiến sĩ tại Đại học Fribourg, Thụy Sĩ. Năm 1957 về nước, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Tiểu chủng viện Tân Thanh (Bảo Lộc, Lâm Đồng), đồng thời giảng dạy tại Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn từ năm 1957 đến 1975.

Từ tháng 5 năm 1975, ông chuyển sang lĩnh vực ngôn ngữ tại Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 17/12/1978, giáo sư Thanh Lãng qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau một thời gian ngắn lâm bệnh.

 

  • Các tác phẩm:
  • Khởi thảo văn học sử Việt Nam: Văn chương bình dân (Hà Nội, 1953; Sài Gòn, 1954, 1957)
  • Biểu nhất lãm văn học cận đại Việt Nam (Sài Gòn, 1957)
  • Đóng góp của Pháp trong văn học Việt Nam (Luận án Tiến sĩ, 1961)
  • Thử suy nghĩ về về văn hóa dân tộc (Sài Gòn, 1967)
  • Bảng lược đồ văn học Việt Nam (2 tập, Sài Gòn, 1967)
  • Văn học Việt Nam: Đối kháng Trung Hoa (Sài Gòn, 1969)
  • Văn học Việt Nam: Thế hệ dấn thân yêu đời (Sài Gòn, 1969)
  • Phê bình văn học thế hệ 1932 (2 quyển, Sài Gòn, 1972)
  • Tự điển Việt-La-Bồ (dịch chung với Hoàng Xuân Việt và Linh mục Đỗ Quang Chính, 1991)
  • 13 năm tranh luận văn học (3 tập, 1995)

PHÊ BÌNH VĂN HỌC THẾ HỆ 32

Ấn phẩm “Phê bình văn học thế hệ 1932” của tác giả Thanh Lãng được nhà xuất bản Phong Trào Văn Hoá ấn hành lần đầu tiên năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu trọn bộ 2 cuốn. Sách có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách và gáy sách đều rất đẹp.  Để biên soạn được bộ sách này, Thanh Lãng đã để ra gần 15 năm làm việc với bốn năm thư ký. Ông cho biết, thời gian trước đó, nói đến Lịch sử Phê bình Văn học ở Việt Nam, người ta mới chỉ dựa vào các sách Phê...

BẢNG LƯỢC ĐỒ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ấn phẩm “Bảng lược đồ văn học Việt Nam” của tác giả Thanh Lãng được nhà xuất bản Trình Bầy ấn hành lần thứ nhất năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng đủ bìa gáy, cuốn hạ gáy dán băng keo, cuốn thượng rìa trên sách bị mòn một ít. Sách đủ trang, lõi chắc chắn. Cuốn sách này chỉ là một Bảng lược đồ. Gọi vậy vì nó thực chỉ là một tấm bảng vẽ sơ lược về nền văn học nước ta.  Văn học của một nước là linh hồn của dân nước ấy. Nó bộ...

BIỂU NHẤT LÃM VĂN HỌC CẬN ĐẠI 

Ấn phẩm "Biểu nhất lãm văn học cận đại" của tác giả Thanh Lãng, sách được nhà xuất bản Tự Do ấn hành năm 1957. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột nguyên vẹn, không mất trang. Chữ rõ không bị nhòe. Sách được bao bọc cẩn thận, dày180 trang, lõi sách chắc chắn.  Văn học của một dân tộc, cũng như những hoạt động thượng tầng của nó, điều là tiêu biểu của nền văn hóa dân tộc. Từ xưa Việt Nam là quê hương của các thi nhân. Giàu âm thanh và hình ảnh, tiếng Việt...

KHỞI THẢO VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM - VĂN CHƯƠNG CHỮ NÔM

Ấn phẩm “ Khởi thảo văn học sử Việt Nam: Văn chương chữ Nôm” của giáo sư Thanh Lãng được nhà xuất bản Văn Hợi ấn hành lần hai năm 1957. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách nguyên bìa gáy, ruột dày 216 trang và lõi sách rất đẹp.  Văn học sử của một dân tộc là tấm gương phản chiếu tâm hồn của nó vậy. Đối với dân tộc Việt, điều ấy lại càng xác đáng, vì ở đây tất cả năng lực của tinh thần nhân loại đều phát xuất ra hành động....
0972 873 962