VŨ BẰNG

VŨ BẰNG

VŨ BẰNG

Vũ Bằng (1913-1984), tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Ngoài bút hiệu là Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác như: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm…

Ông sinh ra tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình nho học, Ông theo học tại Trường Albert Sarraut, sau đó tốt nghiệp Tú Tài Pháp.

Ngay từ khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê.

Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến.

Cuối năm 1948, ông trở về Hà Nội và bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội và tiếp tục hoạt động cho đến 30/04/1975. Trong khoảng thời gian này, ông tiếp tục viết văn, làm báo. Ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác.

Sau khi bà Quỳ mất, ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Lương Thị Phấn.

Ông mất ngày 07/04/1984 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 70 tuổi. Ngày 13/02/2007, Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

 

  • Các tác phẩm:
  • Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931)
  • Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937)
  • Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940)
  • Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940)
  • Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, 1941)
  • Bèo nước (tiểu thuyết, 1944)
  • Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941)
  • Cai (hồi ký, 1944)
  • Khảo về tiểu thuyết (biên khảo, 1951)
  • Ăn tết thủy tiên (1956)
  • Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960)
  • Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969)
  • Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969)
  • Mê chữ (tập truyện, 1970)
  • Nhà văn lắm chuyện (1971)
  • Những cây cười tiền chiến (1971)
  • Thương nhớ mười hai (bút ký, 1972)
  • Người làm mả vợ (tập truyện kí, 1973)
  • Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973)
  • Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập, NXB Văn học, 2000)
  • Những kẻ gieo gió (2 tập, NXB Văn học, 2003)
  • Vũ Bằng toàn tập (4 tập, NXB Văn học, 2006)
  • Hà Nội trong cơn lốc (NXB Phụ Nữ, 2010)

 

MIẾNG NGON HÀ NỘI

Ấn bản "món ngon Hà Nội" do tác giả Vũ Bằng Biên soạn, sách được Nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư ấn hành năm 196. Đây là ấn bản đặc biệt in trên giấy trắng dày, có tình trạng khá tốt. Sách được đóng theo lối Passé carton bọc da tự nhiên, cổ áo khâu thủ công bằng chỉ line, nhũ mạ gáy thủ công bằng vàng 24k. Sách được thực hiện bởi đội ngũ Littlecats bookbinding Ăn vây, ăn bóng, ăn hải sâm, bào ngư, gì rồi cũng chán. Một buổi sáng kia, thấy nản về sự tiêu hoá, ta chợt nhớ rằng cơm trắng...

BỐN MƯƠI NĂM NÓI LÁO

Ấn phẩm "Bốn mươi năm nói láo" của tác giả Vũ Bằng, do Cơ sở Phạm Quang Khải xuất bản năm 1969. Sách đang được lưu giữ tại Quán sách mùa thu có tình trạng đóng bìa còn bìa gốc, dày 300 trang, ruột đẹp lõi chắc chắn. Sách được theo lối Passé carton bọc da tự nhiên, cổ áo khâu thủ công 2 màu bằng chỉ line, nhũ mạ gáy thủ công bằng vàng 24k. Giấy bìa được làm thủ công. Sách được thực hiện bởi đội ngũ Little Cats Bookbinding. --------------------------- "40 năm nói láo", cứ cái nhan đề cũng đã nói lên nhiều cho độc giả thấy...

MÓN LẠ MIỀN NAM

Ấn phẩm "Món lạ miền nam" của tác giả Vũ Bằng, sách do nhà xuất bản Tân Văn ấn hành lần thứ nhất năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách  nguyên bìa gáy, ruột dày 124 trang, lõi sách trắng đẹp, chữ in không bị nhoè, hiếm có cuốn nào còn nguyên gáy vì sách mỏng khó bảo quản gáy. Tôi viết cuốn "Món lạ miền Nam" này để ghi một chút ân tình lại trong những ngày xa phần tử, được các người xa lạ yêu thương yêu như mẹ thương con, như vợ thương...

NÓI CÓ SÁCH

Ấn phẩm "Nói có sách" của tác giả Vũ Bằng, sách do nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng ấn hành năm 1971. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột sách đẹp, sách dày 280 trang, ruột đầy đủ. Chữ sách in rõ, lõi sách chắc chắn. Phong trào kháng chiến chống Pháp đã đến với ta kèm theo một phong trào khác: Phong trào dùng danh từ mới bằng chữ nho. Nói "mới" tức là nói rằng trước đây các nhà văn nhà báo, các nhà chính khách, sinh viên, nghệ sĩ... cũng đã có một thời kỳ...

KHẢO VỀ TIỂU THUYẾT - ẤN BẢN CÓ BÚT TÍCH

Ấn phẩm “Khảo về tiểu thuyết” của tác giả Vũ Bằng được nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ấn hành lần thứ nhất năm 1951. "Khảo về tiểu thuyết" là tác phẩm hiếm hoi của nhà văn Vũ Bằng về thể loại biên khảo. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc còn nguyên, lõi sách chưa rọc, rất đẹp. Đây là ấn bản có thủ bút, chữ ký và lời đề tặng của tác giả. Theo Vũ Bằng, khi đem trình bày một tác phẩm, nhà tiểu thuyết nghĩ thầm: “Không biết họ nghĩ về tác phẩm của ta...

NÓI CÓ SÁCH

Ấn phẩm "Nói có sách" của tác giả Vũ Bằng, sách do nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng ấn hành năm 1971. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột sách đẹp, sách dày 280 trang, ruột đầy đủ. Đây là ấn bản có thủ bút và chữ ký của tác giả. Chữ sách in rõ, lõi sách chắc chắn. Phong trào kháng chiến chống Pháp đã đến với ta kèm theo một phong trào khác: Phong trào dùng danh từ mới bằng chữ nho. Nói "mới" tức là nói rằng trước đây các nhà văn nhà báo, các...

KHẢO VỀ TIỂU THUYẾT

Ấn phẩm “Khảo về tiểu thuyết” của tác giả Vũ Bằng được nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ấn hành lần thứ nhất năm 1951. "Khảo về tiểu thuyết" là tác phẩm hiếm hoi của nhà văn Vũ Bằng về thể loại biên khảo. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc còn nguyên, lõi sách chưa rọc, rất đẹp. Theo Vũ Bằng, khi đem trình bày một tác phẩm, nhà tiểu thuyết nghĩ thầm: “Không biết họ nghĩ về tác phẩm của ta ra thế nào? nghĩ về ta thế nào?” Nếu bạn yêu tác phẩm đó, ở...
0972 873 962