NGUYỄN DU

NGUYỄN DU

NGUYỄN DU

Nguyễn Du (1766-1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".

Theo một bản gia phả của dòng họ Nguyễn ở huyện Nghi Xuân, Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 03/01/1766 theo lịch Gregory; một số tài liệu ghi 1765) tại làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Tư, hiệu Nghị Hiên, biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ, đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại Tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người làm chức Câu kế. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi, sinh được 5 con, bốn trai và một gái).

Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý.

Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tể tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát liền kề.

Năm Ất Mùi 1775, anh trai Nguyễn Trụ (sinh năm 1757) qua đời.

Năm Bính Thân 1776 thân phụ ông mất.

Năm Mậu Tuất 1778, khi 12 tuổi, thân mẫu Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần mất. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa. Mới 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi).

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này, Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.

Năm Quý Mão (1783), Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Sinh đồ) lúc 18 tuổi. Ông lấy vợ là con gái của ông Đoàn Nguyễn Thục. 

Năm 1787, Nguyễn Du bốn năm trấn đóng Thái Nguyên, sau trận chiến với quân Tây Sơn, đi giang hồ không nhà không cửa cùng Nguyễn Đại Lang.

Năm 1788, tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Đăng Tiến khởi nghĩa tại Tư Nông, bị chỉ huy Giáo bắt được cùng Nguyễn Quýnh giải về cho Nhậm. Nhậm trọng khí khái, tha chết và cho tùy ý muốn đi đâu thì đi. Nguyễn Đại Lang (Nguyễn Đăng Tiến) cùng Nguyễn Du, Nguyễn Quýnh sang Vân Nam, Trung Quốc. Đến nơi Nguyễn Du bị bệnh ba tháng xuân, hết bệnh Nguyễn Du muốn thoát vòng trần tục thành nhà sư Chí Hiên đi chu du Trung Quốc theo gương thi hào Lý Bạch. Họ chia tay tại Liễu Châu, Nguyễn Đại Lang về thăm quê cũ ở Quế Lâm, hẹn gặp nhau tại Trung Châu (Hàng Châu).

Nguyễn Du đi chu du muôn dặm tại Trung Quốc (khoảng 5.000 km trong 3 năm), từ Liễu Châu qua Quảng Tây đi đường Trường Sa đến Hán Dương, qua sông Giang Hán đi Trường An và sau đó xuống Hàng Châu, "Giang Nam, Giang Bắc túi tiền không".

Tại Hàng Châu, Nguyễn Du ngụ tại chùa Hổ Bào, nơi nhân vật lịch sử Từ Hải, tức Minh Sơn Hòa thượng, từng tu hành. Nơi đây Nguyễn Du có được quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và quyết chí diễn ca thơ Nôm. Nguyễn Du và Cai Gia Nguyễn Đại Lang gặp lại nơi miếu Nhạc Phi, sau đó cùng đi Yên Kinh.

Nguyễn Du trở về Hoàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn trên đường đi Nhiệt Hà. Gặp nhau nơi lữ quán hai người bàn luận sôi nổi về văn chương chuyện Hồng nhan đa truân. Nguyễn Du về trước và hẹn gặp nhau lại tại Thăng Long.

Cuối năm 1790, Nguyễn Du trở về Thăng Long. Ông có mối thân tình quen biết với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Năm Quý Sửu (1793), Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở Viện Cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.

Năm Giáp Dần (1794), Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Nguyễn Du và Nguyễn Ức được Nguyễn Đề giao cho việc về Hồng Lĩnh xây dựng lại từ đường và làng Tiên Điền mà ông bận việc quan không thể trực tiếp trông coi.

Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo chúa Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. Sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù). Nguyễn Du ra Thăng Long thì Hồ Xuân Hương đã được mẹ gả cho thầy lang xóm Tây làng Nghi Tàm.

Năm 1797, Nguyễn Đề thu xếp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn cưới cô em út Đoàn Nguyễn Thị Huệ cho Nguyễn Du. Đoàn Nguyễn Tuấn giao cho Nguyễn Du gia trang tại Quỳnh Hải, từ đây chấm dứt cuộc đời mười năm gió bụi.

Năm Quý Hợi (1803), khi vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du từ Quỳnh Hải đem quân lương đi đón vua Gia Long, đến Phù Dung, trấn Sơn Nam Thượng thì gặp vua Gia Long, vua phong ngay tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay là huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). Sự kiện này giống như Phi Tử đời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Chu Hiếu Vương mà được chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử.

Nhờ thời kỳ đi giang hồ, Nguyễn Du đã thông thạo các ngôn ngữ Trung Quốc, nên chỉ mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội), ông được đặc cách lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

Năm Ất Sửu (1805), ông được thăng Đông các học sĩ, tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân.

Năm Đinh Mão (1807), ông được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm Mậu Thìn (1808), ông xin về quê nghỉ.

Năm Kỷ Tỵ (1809), ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình.

Năm Quý Dậu (1813), ông được thăng Cần chánh điện học sĩ (chính Tam phẩm) và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh.

Năm 1814, ông đi sứ về, được thăng Lễ bộ hữu Tham tri (tòng Nhị phẩm).

Năm Canh Thìn (1820), vua Gia Long qua đời, Nguyễn Phúc Đảm nối ngôi, tức vua Minh Mạng. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch tả chết ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (tức 16/09/1820) lúc 54 tuổi.

Năm Giáp Thân (1824), di cốt của ông được cải táng về quê nhà là làng Tiên Điền, Hà Tĩnh.

 

  • Các tác phẩm:
  • Đoạn Trường Tân Thanh 
  • Thanh Hiên tiền hậu tập
  • Nam trung tạp ngâm
  • Bắc hành tạp lục
  • Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh)
  • Thác lời trai phường nón
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ

TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI

Ấn phẩm “Truyện Kiều chú giải” do tác giả Lê Văn Hoè chú giải, được nhà xuất bản Quốc học Thư xã ấn hành lần thứ nhất năm 1953. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, còn bìa gốc. Sách đóng bìa và mạ vàng thủ công trên gáy sách. Bìa sách được bọc da tự nhiên trước khi thực hiện các khâu từ tháo sách, vệ sinh, khâu, bo nấm gáy sách.... Từ khi in ra chữ quốc ngữ, truyện Kiều đã được dẫn giải, chú thích, bình luận không biết bao nhiêu lần rồi.  Nhiều bản chú giải công phu,...

KIM VÂN KIỀU - NXB VĂN HỌC 1951

Ấn phẩm "Kim Vân Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du được nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 1951. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản được đóng theo lối Passé carton bọc da tự nhiên dòng chagrin cao cấp của Pháp, nhũ mạ gáy thủ công bằng vàng 24k. Tất cả các khâu đều được thực hiện thủ công bởi đội ngũ đội ngũ Little Cats Bookbinding. Đặc biệt các phụ bản quý giá trong ấn phẩm được trình bày bởi các họa sĩ tiếng tăm thời bấy giờ: Phạm Thúc Chương, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Sekiguchi & Mai Trung Thứ. Cuốn Kim Vân Kiều,...

TẬP VĂN HỌA KỶ NIỆM NGUYỄN DU

Ấn phẩm "Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du", in trên giấy dó lụa, do Hội Quảng Trị xuất bản năm 1942. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản được đội ngũ Little Cats Bookbinding đóng theo lối Passé carton, bọc bằng da dê dòng chagrin cao cấp của Pháp, cổ áo khâu thủ công bằng chỉ line 2 màu cam-đen, nhũ mạ gáy bằng vàng 24k. Giấy gạc màu được làm thủ công bằng phương pháp thuỷ ấn.  điểm đặc biệt của ấn phẩm này chính là 11 bức tranh khắc gỗ trên giấy dó của 11 danh họa bậc nhất Việt Nam....

THƯ MỤC VỀ NGUYỄN DU

Ấn phẩm "Thư mục về Nguyễn Du" do hai học giả Lê Ngọc Trụ và Bửu Cầm biên soạn. Ấn phẩm được Viện Khảo Cổ - Bộ Giáo Dục ấn hành năm 1965. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột dày 139 trang, khổ sách lớn, chữ in rõ, mực không nhòe, lõi sách chắc chắn.  Nhân dịp Lễ kỷ niệm sinh nhật thứ hai trăm của Đại Thi hào Tố Như Nguyễn tiên sinh, chúng tôi soạn quyển Thư mục này, với ý định khiêm tốn là giúp các nhà nghiên cứu văn học, nhất là mấy bạn...

KIM VÂN KIỀU

Ấn phẩm "Kim Vân Kiều" của tác giả Nguyễn Du, sách do cụ Nguyễn Văn Vĩnh chú giải và phiên dịch. Bộ sách Gồm: 3254 câu Kiều bằng chữ quốc ngữ, phần giới thiệu, các lời chú giải, chú thích được sử dụng bằng tiếng Pháp, trong sách có một số tranh vẽ minh họa của cụ Mạnh Quỳnh. Sách do nhà xuất bản Alexandre de Rhodes ấn hành lần đầu tiên năm 1942. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách nguyên bìa gáy, lõi sách chắc chắn. Trong suốt cuộc đời lao động của Nguyễn Văn Vĩnh, với...

THUÝ KIỀU TRUYỆN TƯỜNG CHÚ

Ấn phẩm "Thuý Kiều Truyện Tường Chú" do cụ Trúc Viên Lê Mạnh Liêu phiên dịch và phụ chú, Cụ Chiêm Vân Thị chú đính. Sách do nhà xuất bản Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt. Bộ sách gồm bộ 2 cuốn: cuốn 1: 316 trang tiếng Việt, 139 trang tiếng Hán. cuốn 2: 296 trang tiếng Việt, 180 trang tiếng Hán. Truyện Thúy Kiều là một áng văn chương kiệt tác của cụ Tiên Điền Nguyễn Du, phóng tác theo một cuốn tiểu thuyết chữ Hán, nguyên...

KIM VAN KIEU

Ấn phẩm “Kim Van Kieu” của tác giả Nguyễn Du, sách là bản dịch truyện Kiều sang tiếng Anh của dịch giả Lê Xuân Thuỷ, được xuất bản Khai Trí ấn hành năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách đẹp, cuốn sách này được in với chất lượng giấy, mực rất tốt, kiểu chữ đẹp.  Đây là một bản dịch sang văn tiếng Anh được đánh giá là chi tiết, dễ hiểu của Lê Xuân Thuỷ. Cuốn sách gồm phần lời nói đầu, các chú giải về các nhân vật của truyện...

KIM VÂN KIỀU

Ấn phẩm "Kim Vân Kiều" của tác giả Nguyễn Du, sách do cụ Nguyễn Văn Vĩnh chú giải và phiên dịch. Bộ sách Gồm: 3254 câu Kiều bằng chữ quốc ngữ, phần giới thiệu, các lời chú giải, chú thích được sử dụng bằng tiếng Pháp, trong sách có một số tranh vẽ minh họa của cụ Mạnh Quỳnh. Sách do nhà xuất bản Alexandre de Rhodes ấn hành lần đầu tiên năm 1942. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách đóng bìa xưa, còn bìa gốc, lõi sách chắc chắn. Trong suốt cuộc đời lao động của Nguyễn...

TỐ NHƯ THI TRÍCH DỊCH

Ấn phẩm "Tố Như Thi trích dịch" bản dịch của thi sĩ Quách Tấn được nhà xuất bản An Tiêm ấn hành năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột đẹp, sách dày 204 trang, đầy đủ trang, lõi sách chắc chắn. Đây là tập thờ được Quách Tấn dày công nghiên cứu, sưu tập và gắng sức dịch từ thơ chữ Hán của Tố Như tiên sinh sang quốc văn với mong muốn cống hiến cho các bạn đọc mê thơ của Tố Như mà chưa tìm thấy hoặc tìm thấy quá ít chưa thỏa lòng.  Tập...

KIM VÂN KIỀU

Ấn phẩm “Kim Vân Kiều” của tác giả Nguyễn Du, sách được chú thích bởi Bùi Khánh Diễn và do nhà xuất bản Sống Mới tái bản năm 1960. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng nguyên bìa, gáy sách bị sờn còn lại ít chữ, giấy sách trắng tinh, lõi sách đẹp. Cụ Bùi Khánh Diễn(1851-1912) sinh trưởng trong một gia đình lấy đạo Nho làm gốc, ở Thọ Xương, Hà Nội. Cụ từng giữ nhiều chức quan trong triều đình Nguyễn. Bản chú thích về Truyện Kiều của cụ là một trong những bản chú thích đầu tiên...

KIM VÂN KIỀU

Ấn phẩm "Kim Vân Kiều" của tác giả Nguyễn Du sách do cụ Nguyễn Văn Vĩnh chú giải và phiên dịch. Bộ sách Gồm: 3254 câu Kiều bằng chữ quốc ngữ, phần giới thiệu, các lời chú giải, chú thích được sử dụng bằng tiếng Pháp, trong sách có một số tranh vẽ minh họa. Đây là ấn bản tái bản năm 1974 từ ấn bản đầu tiên năm 1943, phần ruột sách do nhà xuất bản Khai Trí in ấn năm 1974, phần bìa sách do Công ty Phát hành Sách Thành Phố in ấn và phát hành năm 1982. Ấn bản đang lưu giữ tại...

 

0972 873 962