Tự lực văn đoàn

Tự lực văn đoàn

Tự lực văn đoàn

Tự Lực văn đoàn là tổ chức văn học mang tính hội đoàn, một nhóm nhà văn đã tạo nên một trường phái văn học, một phong trào cách tân văn học (và trên nhiều lĩnh vực, đồng thời là một phong trào cách tân văn hóa, cải cách xã hội) Việt Nam hiện đại, khởi đầu là một tổ chức văn bút do Nhất Linh Nguyễn Tường Tam khởi xướng vào năm 1932, nhưng đến thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 1934 mới chính thức trình diện (theo tuần báo Phong Hóa số 87)

Cho tới nay, Tự Lực văn đoàn được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là hội nhóm sáng tác văn nghệ (do tư nhân sáng lập và điều hành) có sức ảnh hưởng văn hóa sâu rộng nhất không chỉ trong thời hiện đại mà còn trong cả lịch sử văn học viết khoảng chừng một nghìn năm của Việt Nam. Trong thời kỳ hưng thịnh của Tự Lực văn đoàn, họ có thanh thế rất mạnh cả ở lĩnh vực văn chương và báo chí. Riêng trong địa hạt văn học, các cây bút văn xuôi của nhóm đã góp sức cùng nhau tạo nên cả một trường phái hoặc ở mức độ rộng hơn là phát động cả một trào lưu sáng tác văn chương nghiêng nhiều về khuynh hướng lãng mạn gắn liền với tên gọi của văn đoàn mà về sau mới có những khái niệm phổ biến trong giới nghiên cứu như “trường phái văn chương Tự Lực” hay cụ thể hơn nữa là “trường phái tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn”. Giải thưởng văn chương Tự Lực Văn Đoàn (do các thành viên chính thức của nhóm đề xuất tiêu chí trao giải, tự đứng ra tổ chức, gây quỹ, xét duyệt và trao tặng cho các cây bút sáng tác văn chương bên ngoài văn đoàn) cũng được nhiều người xem là một ý tưởng đột phá, một dấu ấn văn hóa có tầm quan trọng đối với cả tiến trình lịch sử văn học Việt Nam chứ không chỉ riêng trong thời hiện đại.

Dù thế mạnh của Tự Lực văn đoàn nghiêng hẳn về văn xuôi (đặc biệt trong tiểu thuyết và truyện ngắn)] nhưng họ cũng được xem rộng rãi là tổ chức văn chương chuyên nghiệp quan trọng nhất đương thời có vai trò đỡ đầu, bảo trợ, cổ vũ cho phong trào Thơ mới của Việt Nam ngay từ buổi đầu sơ khai tới trọn thập niên 1930. Trong danh sách thành viên của họ thường có hai tên tuổi của phong trào Thơ mới là Thế Lữ và Xuân Diệu. Tính cho tới những thập niên đầu thế kỷ 21, Tự Lực văn đoàn cũng là hội nhóm sáng tác văn chương thu hút giới nghiên cứu phê bình một cách toàn diện và sôi nổi nhất trong lịch sử văn học Việt Nam (xem chi tiết ở mục tài liệu nghiên cứu, phê bình về Tự Lực văn đoàn trong phần cuối bài viết). Bên cạnh địa hạt chính là văn chương, Tự Lực văn đoàn cũng có chỗ đứng rất nổi bật trong lịch sử báo chí - truyền thông đại chúng (thông qua hai tờ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay) cũng như xuất bản (thông qua An Nam xuất bản cục và nhà xuất bản Đời Nay) của Việt Nam.

Cơ cấu:

Cơ quan ngôn luận của Tự Lực văn đoàn là tuần báo Phong Hóa (kể từ số 14 ra ngày 22 tháng 9 năm 1932, số cuối 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936), và từ năm 1935 thêm tuần báo Ngày nay (số đầu tiên ra ngày 30 tháng 1 năm 1935, số cuối 224 ra ngày 7 tháng 9 năm 1940). Ngoài ra, văn đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay để tự xuất bản sách của mình.

Trụ sở chính của văn đoàn đặt ở nhà số 80 phố Quán ThánhHà Nội. Đây vừa là tòa soạn báo Phong HóaNgày Nay; vừa là trụ sở nhà xuất bản Đời Nay. Ban đầu, bút nhóm chỉ có 6 thành viên, gồm:

– Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), là Trưởng văn đoàn và cũng là Giám đốc báo Phong Hóa.
– Khái Hưng
– Hoàng Đạo
– Thế Lữ
– Thạch Lam
– Tú Mỡ

Về sau, kết nạp thêm Xuân Diệu.

Bên cạnh đó còn có những cộng sự viên khác (không ở trong tòa soạn báo Phong Hóa và Tự Lực văn đoàn), gồm:

Một số văn nghệ sĩ kể trên, về sau đều thành danh, ít nhiều là nhờ người đứng đầu văn đoàn là Nguyễn Tường Tam. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, thì người đứng đầu ấy vốn là người có tài, có tâm và có tầm nhìn, biết đoàn kết cả nhóm trong một ý hướng chung, lại biết khơi gợi đúng thiên hướng của từng người mỗi tác giả trở thành một cây bút chuyên biệt nổi danh về một thể loại. Như Khái Hưng được ông khuyến khích chuyển từ lối viết luận thuyết trên các báo Văn học tạp chí, Duy tân (dưới bút danh Bán Than) sang viết tiểu thuyết; Tú Mỡ được ông gợi ý chuyên làm thơ trào phúng; Trọng Lang được ông cổ vũ đi hẳn vào phóng sự; còn Thế Lữ dưới con mắt Nguyễn Tường Tam phải là người mở đầu cho "thơ mới",

Thành tựu:

Ấn phẩm:

Khá nhiều tác phẩm của văn đoàn đã gây được tiếng vang, ở đây chỉ nêu ra một số như:

Giải thưởng:

Không chỉ sáng tác văn học, Tự Lực văn đoàn còn trao các giải thưởng cho các nhà văn không thuộc nhóm. Giải thưởng đã được xét trao cả thảy ba lần: 19351937 và 1939. Đây là một giải thưởng uy tín, một bảo chứng danh giá cho sự nghiệp văn chương của những người đoạt giải: Ðỗ Ðức ThuPhan Văn DậtVi Huyền ĐắcNguyên HồngAnh ThơTế Hanh... Thoạt nhìn đã có thể thấy, đây là một giải thưởng có tính phát hiện cao. Hầu hết các tác phẩm được giải là tác phẩm đầu tay, và nhiều tác phẩm trong số đó lúc ra mắt qua giải thưởng Tự lực văn đoàn, như Bỉ vỏ của Nguyên HồngBức tranh quê của Anh Thơ... đã thành "hiện tượng" trong đời sống văn học. Và thật thú vị, những nhà văn chủ trì Tự lực văn đoàn, vốn được coi thuộc khuynh hướng lãng mạn, lại chọn biểu dương những cây bút gần như ngược hẳn với mình, đậm chất hiện thực xã hội, nhiều khi đến gay gắt. Có thể điều này rất quan trọng: giải thưởng do đó khêu gợi và quy tụ cả một dàn đồng ca rộn rã phong phú đa dạng như chưa từng có những tài năng mới, trẻ, góp phần tạo nên "cả một thời đại mới trong văn học" như cách nói của Hoài Thanh.

 

 

ĐỜI MƯA GIÓ

Ấn phẩm "Đời mưa gió" của tác giả Nhất Linh do Đời Nay xuất bản năm 1971. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đầy đủ bìa gáy, ruột và lõi sách chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 258 trang. --------------------------------------------------------------- " Ở nhà bà phủ về, tuy đêm đã khuya Chương còn để đèn điện, chưa đi ngủ. Chàng đưa mắt ngắm gian phòng, cảm thấy lạnh lẽo của đời mình.     Ra hiên gác tựa lan can, chàng ngước nhìn trời.    Trời đầy sao lấp lánh tia vàng, đuôi chòm Bắc đẩu đã quay quá nửa vòng. Mặt đường nhựa phản chiếu ánh...

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI

Ấn phẩm "Dọc đường gió bụi" của tác giả Khái Hưng, Văn Nghệ xuất bản năm 1968. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ đầy bìa gáy, ruột và lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 157 trang. ---------------------------------------------------------- "  GÁNH hát tất cả mười người. Tất cả mười người đã mấy tháng nay, bắt đầu từ khi mới sang xuân, đi lang thang trên con đường cát trắng, hành lý chứa chặt trong bốn chiếc hòm vuông quang dầu, cũ kỹ.   Họ đi, đi mãi, đi đã hàng trăm dặm chỉ thỉnlı thoảng dừng chân một đêm hoặc hai, ba...

NẮNG THU

Ấn phẩm "Nắng Thu" của tác giả Nhất Linh do Đời Nay xuất bản năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trong tình trạng đủ bìa gáy, ruột và lõi sách chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 128 trang. --------------------------------------------------------------- "   Phong thấy trong lòng vui vẻ nhẹ nhàng. Không phải chàng vui vì lâu mới được thăm quê nhà, hay vì được lánh xa Hà-nội náo nhiệt về một nơi rộng rãi, yên tĩnh. Chàng vui vì lúc nãy, khi xe sắp đến cổng, chàng đã được thoáng thấy Trâm đứng trong vườn, sau giậu găng thưa, hình như có ý mong đợi chàng...

TIẾNG ĐÀN

Ấn phẩm "Tiếng Đàn" của tác giả Hoàng Đạo do Khai Trí xuất bản năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trong tình trạng đủ bìa gáy, ruột sách cứng cáp chữ in rõ nét, dày 150 trang. --------------------------------------------------------------- "     Xuân không nhớ vì lẽ gì rằm tháng giêng năm ấy Xuân lại vào Huế. Song những cảm giác mênh mông lạnh lẽo đã kích thích tâm hồn Xuân hôm đó. Xuân không bao giờ có thề quên được. Cứ mỗi buồi chiều, lúc sương lam lặng lẽ trùm lên ngọn tre, lòng Xuân lại rung động, da thịt Xuân lại cảm xúc tất...

ĐỒNG BỆNH

Ấn phẩm "Đồng Bệnh" của tác giả Khái Hưng do Văn Nghệ xuất bản năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trong tình trạng đủ bìa gáy, ruột sách chắc chắn chữ in rõ nét, dày 140 trang. ----------------------------------------------------------------------- " Hương: Mẹ cứ nói thế chứ... Bà Thông Đán (vội ngắt lời): Chứ sao ? không phải là me khoe con me đâu (mỉm cười). Nhưng con tưởng còn muốn gì hơn nữa? Kén rề thì cũng đến cử nhân luật, đi tây về, đẹp trai, lịch sự như con là cùng chứ gì ! Hương (đứng dậy mỉm cười vui vẻ) : Là cùng! Me bảo là cùng...

NGÀY MỚI

Ấn phẩm "Ngày Mới" của tác giả Thạch Lam do Đời Nay xuất bản năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đủ bìa gáy, ruột sách chắc chắn chữ in rõ nét, dày 240 trang. -------------------------------------------------- "  Trường bước từng bước nhẹ nhàng trên hè phố, ngước mắt nghịch nhìn ngôi sao hôm cùng theo chàng đi lấp vào các lá cây. Trời mùa hạ đen và trong thăm thẳm, các vì sao lấp lánh như cùng một điệu. Trường thấy tâm hồn mình cũng cùng một điệu vui vẻ như thế, và vòm trời, ngàn sao, với những cơn gió...

THOÁT LY

Ấn phẩm "Thoát Ly" của tác giả Khái Hưng, Văn Nghệ xuất bản năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, gáy bị mất một ít, chữ in rõ nét, dày 254 trang. " XE hai người tới bờ hồ Hoàn Kiếm. Tiếng ồn ào cười nói ở vỉa hè bắt đầu làm cho Hồng chú ý. Nàng vừa bảo Nga được một câu: "Đông quá, chị nhỉ!" thì còi điện ô-tô thét lên khiến anh phu kéo vội né sang một bên và đứng dừng lại. Xe hơi nghiêng, và đầu hai thiếu nữ chạm vào nhau Hồng nhớn...

GÁNH HÀNG HOA

Ấn phẩm "Gánh hàng hoa" của tác giả Khái Hưng và Nhất Linh, sách do nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách được bao bìa cẩn thận, kích thước 20x14cm.  --------------------------------------------------- Cũng như mọi lần, Nguyễn Minh đi qua vườn Bách thảo đề về trại Hàng hoa. Nhưng phong cảnh chiều hôm nay tuy vẫn phong cảnh ấy mà Minh ngắm thấy xanh tốt, rực rỡ bội phần : Hoa soan tây chàng trông thấy đỏ thắm hơn, hoa hoàng-lan chàng...

LÀM LẼ

Ấn phẩm "Làm lẽ" của tác giả Mạnh Phú Tư đoạt giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn năm 1939, được Hương Đất Mẹ tái bản năm 1969. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu  có tình trạng đẹp tốt với áo, bìa, ruột và gáy sách. Chữ in rõ ràng, lõi sách chắc chắn. Trác đã đặt gánh nước lên vai, đi được vài bước, thoáng nghe thấy mẹ khen mình bèn chậm bước lại để cố nghe cho hết câụ Khi nàng đã đổ xong hai nồi nước vào vại và đã đi quẩy gánh khác, bà Tuân mới tìm cách đưa đầu câu chuyện mà...

VĂN HOÁ NGÀY NAY

Giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay được nhà văn Nhất Linh chủ trương sáng lập vào năm 1958. Số đầu ra mắt của Giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay là vào ngày 17-6-1958, ngày mà Nhất Linh cố ý lựa chọn vì 17-6-1930 là ngày mà những liệt sĩ Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị Thực dân Pháp đưa lên đoạn đầu đài  xử trảm tại Yên Bái. 11 bìa sách đều do Nhất Linh vẽ minh hoa.  Văn Hóa Ngày Nay không được chính phủ đương thời coi là một tờ báo. Nó chỉ được gọi tên là một Giai Phẩm. Lý do là vì chính quyền lo ngại tên tuổi...

HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG

Ấn phẩm "HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG"  của tác giả Thạch Lam được nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1970. Hiện đang được lưu giữ ở quán sách Mùa Thu có tính trạng đẹp nguyên bìa gáy, lõi sách chắc chắn, chữ in rõ nét -------------------------------------------- TỰA Hà-Nội Thăng-long chốn cố đô yêu dấu của chúng ta đã gần hai nghìn năm soi bóng trên dòng sông Nhị. Và nó sẽ mãi mãi soi bóng trong lòng người Nam-Việt, khi mà mỗi thời còn có những trang phong lưu mặc khách đem ghi chép trong văn thơ, đề truyền lại hậu thể cái đời sống của nó, cái...

NGƯỜI QUAY TƠ

Ấn phẩm "Người Quay Tơ" của tác giả Nhất Linh, Đời Nay xuất bản năm 1968. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đủ bìa gáy, gáy xấu, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 90 trang.  Từ Nương là một người con gái thôn quê làm nghề chăn tầm, ươm tơ, ở làng Xuân-Nghi huyện Hồng-Lạc. Nhà nghèo, cha mẹ đã già, làm lụng đề nuôi hai thân. Cô trông xinh lắm, người thanh-thanh vừa tầm, hai con mắt êm đẹp, mỗi khi trời nắng, gió lạnh, cô ra sân hai tay ngọc xe sợi tơ vàng dệt lụa là cho...

HỒN BƯỚM MƠ TIÊN

Ấn phẩm "Hồn Bướm Mơ Tiên" của tác giả Khái Hưng, Đời Nay xuất bản năm 1962. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 113 trang.  Quyền HỒN BƯỚM MƠ TIÊN là quyền truyện thứ nhất của Tự-Lực Văn-Đoàn và lại là quyền truyện thứ nhất của ông Khái-Hưng. Lối viết truyện này có hai đặc sắc khác những lối viết truyện xưa nay. Tác giả không tả cảnh rườm rà, chỉ một vài nét chấm phá thanh đạm như những bức thủy-họa của Tầu; cảnh trong truyện nhiễm vẻ nào là tùy theo...

HẠNH

Ấn phẩm "Hạnh" của tác giả Khái Hưng do Văn Nghệ xuất bản năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trong tình trạng đầy đủ bìa gáy, gáy sấu, chữ in rõ nét, dày 137 trang. ----------------------------------------------------------- HẠNH cho tên mình là một sự mỉa mai. Trong hơn hai mươi năm mang cái tên ấy, chàng không một lần nào gọi là gặp may, mà cũng chẳng bao giờ thực là sung sướng. Ngay lúc mới ra đời Hạnh đã suýt bỏ mạng và suýt làm mẹ chết lây. Cha Hạnh mếu máo bảo thầy thuốc: - Xin ông cứu lấy nhà tôi, không cần nghĩ...

GIA ĐÌNH

Ấn phẩm "Gia Đình" của tác giả Khái Hưng, Văn Nghệ xuất bản năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 359 trang.  An bắn liền hai phát trúng hai con dẽ. Chàng mim cười, thong thả tra hai viên đạn khác, rồi ngón tay đặt hờ vào cò súng, đứng đợi. Vì chàng chắc thế nào đàn chim cũng còn bay trở lại khu ruộng nước ấy. Năng đi săn, chàng đã quen tính từng giống chim. Chàng biết rằng giống cuốc khôn ngoan, tài lủi, giống vịt giống...

SỢI TÓC

Ấn phẩm "Sợi tóc" của tác giả Thạch Lam, Đời nay xuất bản năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 78 trang. " Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người, trên con đường gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhầy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí, Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên ngoài trời nắng gắt – rồi thong...

ĐÔI BẠN

Ấn phẩm “Đôi bạn” của tác giả Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn nguyên bìa gáy, ruột đẹp, gồm 200 trang. Năm 1937 Nhất Linh viết “Đôi Bạn” khi ông 32 tuổi, một trí thức Tây học sống vào buổi giao thời giữa cũ - mới, nho phong - tây học, một xã hội đang có những lớp băng tan dưới chân lớp nho sĩ nhưng cũng chưa thật sự chấp nhận nội dung mới. Vì thế, có thể thấy “Đôi...

THEO DÒNG

Ấn phẩm "Theo giòng - Vài ý nghĩa về văn chương" của tác giả Thạch Lam, do Đời Nay ấn hành năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, bìa trước bị nhăn ở góc phía trên bên phải, còn đủ bìa gáy, ruột đẹp, gồm 92 trang. "Những bài về văn chương trong quyển này đều đã đăng rải rác trong hai tờ báo Ngày Nay và Chủ Nhật từ 1939 đến 1940. Bây giờ gom lại in thành sách, chúng tôi tưởng tốt hơn hết là cứ xếp theo thứ tự trước sau, để các...

XÓM CẦU MỚI

Ấn phẩm "Xóm cầu mới" của tác giả Nhất Linh, do Phượng Giang ấn hành năm 1973. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, tốt, còn bìa gáy, trọn bộ 2 tập. "Một cuốn Đông Chu Liệt Quốc của những đời sống tầm thường, vui lẫn buồn, những vui buồn nhỏ nhặt hàng ngày của những nhân vật, những gia đình, sinh hoạt ở trong một cái xóm nhỏ ở đầu một chiếc cầu gỗ từ lúc cầu bắt đầu mọt cho tới khi cầu gẫy và xóm nhỏ và các gia đình cũng tan tác trôi theo...

GỬI HƯƠNG CHO GIÓ

Ấn phẩm "Gửi hương cho gió" là tập thơ được xuất bản năm 1945, đây là tập thơ thứ hai của nhà thơ Xuân Diệu. Cùng với Thơ thơ, cho đến nay vẫn là hai thi phẩm nổi bật nhất của ông. Gửi hương cho gió là tập thơ hay nhất và đặc trưng cho phong cách thơ Xuân Diệu. Điều đặc biệt, đây là bản in đầu tiên, được in trên giấy dó, năm 1945. Khi ấy, Xuân Diệu chưa bước qua tuổi 30. Chàng thi sĩ tài hoa và đa tình bậc nhất Việt Nam cùng với các bạn thơ thời đó đã làm nên phong trào Thơ Mới, đưa nền...

TIÊU SƠN TRÁNG SĨ

Ấn phẩm "Tiêu sơn tráng sĩ" của tác giả Khái Hưng, sách do nhà xuất bản Văn Nghệ tái bản năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sách nguyên bìa gáy, dày 419 trang, lõi sách chắc chắn, chữ in rõ, mực không nhoè. Tiêu Sơn Tráng Sĩ là tác phẩm dài nhất của Khái Hưng, trên bốn trăm trang và cũng là tác phẩm công phu nhất của ông, nó đã làm sống lại một giai đoạn lịch sử cách đây hai trăm năm, thời Lê mạt Nguyễn sơ, dưới triều Cảnh Thịnh năm thứ năm (1797),...

CON ĐƯỜNG SÁNG

Ấn phẩm "Con đường sáng" của tác giả Hoàng Đạo, sách do nhà xuất bản Khai Trí tái bản năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, sách dày 192 trang, ruột đầy đủ, lõi sách chắc chắn. Con đường sáng là truyện dài duy nhất của nhà văn Hoàng Đạo trong Tự lực văn đoàn. Tác phẩm này được đăng từng kỳ trên báo Ngày nay trong năm 1938 và được nhà Đời nay xuất bản vào năm 1940. Câu chuyện kể lại biến chuyển tâm lý tạo chuyển biến cuộc đời của một thanh niên trí thức ở Hà Nội trước 1945. Chàng tên Duy có...

NGÀY MỚI

Ấn phẩm "Ngày mới" của tác giả Thạch Lam, sách do nhà xuất bản Thạch Ngữ ấn hành năm 1975. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách đẹp nguyên bìa gáy, ruột rất  đẹp, lõi sách chắc chắn. Tiểu thuyết Ngày mới: gồm 2 phần chính Phần thứ nhất Trường bước từng bước nhẹ nhàng trên hè phố, ngước mắt nghịch nhìn ngôi sao Hôm cùng theo chàng đi lấp sau các lá cây. Trời mùa hạ đen và trong thăm thẳm, các vì sao lấp lánh như cùng một điệu. Trường thấy tâm hồn mình cũng cùng một...

ĐI TÂY

Ấn phẩm “Đi tây” của tác giả Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1970 Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn nguyên bìa gáy, ruột đẹp, gồm 107 trang. "Tập tiểu thuyết phóng sự trào phúng này đã đăng ở báo Phong-Hóa vào năm 1935. Vì tính cách thời sự của nó, nên tác giả để nguyên những tiếng dùng cũ, mong cố giữ dấu vết riêng của thời đại". - Lời Nhà xuất bản "Đi Tây tức là đi tây!" Tư tưởng rất thâm thúy của Lãng-Du, nhân vật chính trong truyện này.

ĐOẠN TUYỆT

Ấn phẩm “Đoạn tuyệt” của tác giả Nhất Linh, do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1961. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn nguyên bìa gáy, ruột đẹp, gồm 239 trang. “Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi,  Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.  Đã quyết không mong sum họp mãi,  Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?    Non nước đang chờ gót lãng du,  Đâu đây vẳng tiếng hát chinh phu,  Lòng tôi phới phới quên thương tiếc  Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ.    Anh đi vui cảnh lạ, đường xa,  Đem chí bình sinh dãi nắng mưa,  Thân...

ĐỒNG BỆNH

Ấn phẩm "Đồng bệnh" của tác giả Khái Hưng, Phượng Giang xuất bản năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng còn bìa, mất gáy đã bồi lại, ruột sách đẹp, chữ in rõ nét, dày 128 trang. " HỒI THỨ NHẤT Nhà Ông Thông Đán, phòng khách rất sang trọng Lớp I Bà Thông Đán, Hương Hương: Mẹ cứ nói thế chứ... Bà Thông Đán (vội ngắt lời) : Chứ sao? không phải là mẹ khoe con mẹ đâu(mỉm cười). Nhưng con tưởng còn muốn gì hơn nữa? Kén rể thì cũng đến cử nhân luật, đi tây về, đẹp trai, lịch sự như con là...

MẤY VẦN THƠ TẬP MỚI

Ấn phẩm "Mấy vần thơ tập mới" của tác giả Thế Lữ, sách do nhà xuất bản Nguyễn Thế ấn hành lần thứ 4 năm 1956. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, sách dày 116 trang, ruột sách đẹp, lõi sách chắc chắn. Thế Lữ là một nghệ sĩ đa tài, ông hoạt động ở nhiều lĩnh vực như làm thơ, viết văn, viết báo , phê bình, dịch thuật và công việc về sân khấu. Tuy nhiên, ông vẫn được nhắc đến nhiều nhất trong vai trò là một nhà thơ. Nhà thơ Thế...

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

Ấn phẩm "Mười điều tâm niệm" của tác giả Hoàng Đạo, sách do nhà xuất bản Khai Trí ấn hành năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột dày 70 trang, đầy đủ trang, lõi sách chắc chắn. "Mười điều tâm niệm" là tập các bài viết ngắn của Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), đăng báo năm 1936-37, gửi đến các bạn trẻ cổ vũ phong trào Tây học và canh tân đất nước. Có thể coi đây là phiên bản tiếng Việt của "Khuyến học" (Fukuzawa). Gọi là "sách" nhưng thực ra rất ngắn,...

THỪA TỰ

Ấn phẩm "Thừa Tự" của tác giả Khái Hưng, sách do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 211 trang, kích thước 20x14cm.  Cái đền Mẫu ấy cụ Giáp dựng lên bằng những món tiền quyên của thiện nam tín nữ, trong số đó có hai trăm bạc của bà Ba. Năm trước cụ vừa ngỏ ý lập đền, các bà “từ thiện” quen thuộc đã tranh nhau cúng tiền, cúng gỗ, cúng gạch. Ở trong làng và khắp mấy...

TRỐNG MÁI

Ấn phẩm "Trống Mái" của tác giả Khái Hưng, Văn Nghệ xuất bản năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 239 trang.  CHÈRE Oanh, Chị tha lỗi cho em nhé. Em hẹn viết thư cho chị ngay, thế mà ra đây đã được năm hôm em mới có bức thư này về thăm chị. Em vừa viết vừa loay hoay - nghĩa là chẳng loay hoay tí nào - tìm cớ đề xin lỗi chị về sự chậm trễ đó là ngẫu nhiên em tưởng tới luận đề quốc văn...

TRƯỜNG CA

Ấn phẩm "Trường ca" là tập truyện ngắn của tác giả Xuân Diệu, sách do nhà xuất bản Hoa Tiên ấn hành năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột dày 120 trang, đầy đủ không mất trang, lõi sách chắc chắn. THU Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về,mùa thu mới về, yểu điệu thục nữ. Trời bớt nóng và thêm mát. Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ hồ đâu đây... Chưa có sương mù, chưa có hẳn sương mờ, chỉ là...

VIẾT VÀ ĐỌC TIỂU THUYẾT

Ấn phẩm “Viết và đọc tiểu thuyết” của tác giả Nhất Linh được nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1972. Ấn bản đang lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, còn nguyên bìa, gáy, lõi sách đẹp.  “Sau gần bốn mươi năm kinh nghiệm viết tiểu thuyết, trải qua bao nhiêu phen lầm lỗi và tìm tòi, tôi tự thấy cái trách nhiệm giúp đỡ một phần nào vào sự cố gắng của hàng nghìn hàng vạn các anh chị em có chí muốn tiến trên đường văn nghệ. Cuốn sách này không thể làm cho bất kỳ ai...
0972 873 962